Nhìn ra thế giới: Bước chuyển mình về năng lượng của Trung Quốc
Trung Quốc luôn luôn 'khát' năng lượng. Nước này tiêu thụ khoảng 1/4 nguồn cung cấp năng lượng của thế giới, nhiều hơn 35% so với Mỹ mỗi năm. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đã tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 2000. Mức tiêu thụ này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng đáng kinh ngạc ở quốc gia này, nhưng cũng có cái giá phải trả.
Trung Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Không có cách nào để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trừ khi Trung Quốc giảm lượng khí thải xuống mức 0.
Việc Trung Quốc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng là một cản trở đối với sự phát triển của chính nước này và cuộc sống của người dân.
Trung Quốc không có sự đảm bảo về năng lượng. Nước này nhập khẩu một lượng lớn dầu và khí đốt. Điều này có thể gây ra vấn đề ô nhiễm về lâu dài, và cũng dễ xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu, ngừng hoạt động gây cản trở nghiêm trọng đến ngành công nghiệp.
Tất cả những điều này đã khiến quốc gia này thực hiện các bước đi hướng tới một sự chuyển đổi triệt để. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vạch ra kế hoạch biến Trung Quốc trở thành nước trung hòa carbon vào năm 2060.
Các mục tiêu ưu tiên cao của Trung Quốc là trong thập kỷ này, nước này sẽ đạt mức phát thải carbon cao nhất. Và sau đó có mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060. Như vậy là sẽ có khoảng 40 năm để nước này đạt được mục tiêu mà các nước khó có thể đạt được, chứ chưa nói đến một đất nước lớn như Trung Quốc. Khi thế giới bắt đầu quay lưng lại với nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc đang tự định vị mình là nước dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch, không chỉ chuyển đổi hệ thống năng lượng của mình mà còn xây dựng một chuỗi cung ứng có thể khiến thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc về nhu cầu năng lượng sạch.
Thực hiện : Hồng Nhung