Nhìn ra thế giới: Kazakhstan và hành trình hồi sinh biển hồ Aral
Khi gió bắt đầu thổi, mọi người sẽ biết rằng họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Tất cả sẽ di chuyển vào trong nhà và đóng hết cửa lại. Những cơn gió đầu tiên thường khá nhẹ nhàng, nhưng sau đó, gió càng lúc càng mạnh hơn, đến mức trở thành một cơn bão. Một cơn bão lốc cuốn theo rất nhiều cát và bụi.
Vào năm 1950, Biển Aral là hồ nước mặn lớn thứ 4 trên thế giới.
Được hưởng nguồn nước từ sông Syr và sông Amu, biển hồ Aral là vựa lương thực lớn, và cũng là nguồn sinh kế cho cộng đồng cư dân Kazakhstan và Uzbekistan sinh sống ven biển.
Vào những năm 1960, Moskva muốn gia tăng sản lượng bông và lúa gạo. Trong nhiều thập kỷ sau đó, nước từ sông Syr và Amu được điều hướng để phục vụ cho tưới tiêu. Nguồn nước từ các con sông này cũng bị ô nhiễm một phần do việc sử dụng phân bón trong canh tác.
Trong khi sản lượng lúa gạo và bông ngày càng tăng lên, thì biển hồ Aral lại ngày càng thu hẹp lại.
Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, 75% diện tích biển Aral đã hoàn toàn biến mất. Những cơn gió cuốn theo bão cát, hòa cùng với thuốc trừ sâu, muối và phân bón bao phủ khắp một khu vực rộng lớn mênh mông.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!
Thực hiện : Kim Ngọc