Nhìn thẳng vào khó khăn của nền kinh tế để điều chỉnh chính sách tài khóa

Đồng tình với những kết quả đạt được của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm theo như Báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh, cần nhìn thẳng vào thực tế khó khăn của tình hình kinh tế xã hội, nhất là những khó khăn của doanh nghiệp để điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình, tăng trưởng kinh tế đã phục hồi tích cực, các lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội năm 2024 còn đối diện với một số thách thức như áp lực lạm phát cuối năm và đặc biệt, cần nhìn nhận thực tế hơn về tình hình sức khỏe doanh nghiệp.

Phân tích về tình hình kinh tế xã hội 2024 và 2025, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mặc dù xuất khẩu là một điểm sáng. Nhưng bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, từ đó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, có đóng góp quyết định để hoàn thành kế hoạch kinh tế xã hội cả nhiệm kỳ. Dự báo bối cảnh sắp tới có nhiều thách thức, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần phân tích cụ thể, có giải pháp đột phá để ứng phó với tình hình thế giới biến động phức tạp và các khó khăn trong nước.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Thùy Trang - Vũ Hiếu - Quang Sỹ

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/nhin-thang-vao-kho-khan-cua-nen-kinh-te-de-dieu-chinh-chinh-sach-tai-khoa-239063.htm