Nhọc nhằn nghề muối Cát Minh

Từ trên sườn núi Ghếch, nhìn về phía cánh đồng muối xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, các thửa ruộng đều tăm tắp như những tấm nilon trắng trải dài sát mép biển. Còn trên cánh đồng, diêm dân tranh thủ sáng đi làm sớm, chiều làm muộn để thu hoạch, thau rửa ruộng muối.

Được biết, để có muối trắng, thu hoạch nhanh thì sau thu hoạch phải tiến hành đầm ruộng 2 lần, vét sạch nước đọng, sau đó bơm nước biển vào để làm muối. Càng nắng to, người dân càng được mùa, khoảng 3 ngày là thu hoạch ruộng muối.

Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài nên những diêm dân của địa phương nơi đây lại được vụ muối. Tuy nhiên, điệp khúc “được mùa mất giá” lại xảy ra với diêm dân Cát Minh. Cả cánh đồng muối rộng lớn, muối trắng tinh chất đống to, đống bé dọc bờ thửa nhưng không bán được. Nghề làm muối của diêm dân xã Cát Minh vẫn chủ yếu là thủ công truyền thống. Diêm dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trong nắng nóng như “bốc lửa” nhưng giá thành quá thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Ông Trịnh Minh Bình, Chủ tịch UBND xã Cát Minh cho biết: Toàn xã có 67 ha ruộng muối, năm 2019 giá thành thấp diêm dân bỏ mất 10ha. Địa phương cũng đang nỗ lực cùng với trên tìm cách hỗ trợ bà con và giữ gìn nghề muối truyền thống.

VŨ HƯỞNG (thực hiện)

Cánh đồng muối xã Cát Minh nhìn từ trên cao.

Gánh muối nặng trĩu đôi vai từ ruộng lên bờ với công gánh 3.000 đồng/lượt.

Muối Cát Minh trắng, hạt đều.

Giá muối hiện rất thấp và không bán được.

Dẫn nước biển vào ruộng, phơi nắng khoảng 3 ngày là diêm dân thu hoạch được muối.

Thu hoạch xong thông thường diêm dân phải đầm hai lượt mới dẫn nước biển làm muối tiếp.

Muối vẫn được làm thủ công và do những lao động già thực hiện.

Cả cánh đồng muối rộng lớn, muối trắng tinh chất đống to, đống bé dọc bờ thửa nhưng không bán được.

Muối chất thành đống chờ vận chuyển

Vận chuyển, đóng sẵn bao chờ thương lái đến mua.

Được biết, để có muối trắng, thu hoạch nhanh thì sau thu hoạch phải tiến hành đầm ruộng 2 lần, vét sạch nước đọng, sau đó bơm nước biển vào để làm muối. Càng nắng to, người dân càng được mùa, khoảng 3 ngày là thu hoạch ruộng muối.

Năm nay, thời tiết nắng nóng kéo dài nên những diêm dân của địa phương nơi đây lại được vụ muối. Tuy nhiên, điệp khúc “được mùa mất giá” lại xảy ra với diêm dân Cát Minh. Cả cánh đồng muối rộng lớn, muối trắng tinh chất đống to, đống bé dọc bờ thửa nhưng không bán được. Nghề làm muối của diêm dân xã Cát Minh vẫn chủ yếu là thủ công truyền thống. Diêm dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trong nắng nóng như “bốc lửa” nhưng giá thành quá thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Ông Trịnh Minh Bình, Chủ tịch UBND xã Cát Minh cho biết: Toàn xã có 67 ha ruộng muối, năm 2019 giá thành thấp diêm dân bỏ mất 10ha. Địa phương cũng đang nỗ lực cùng với trên tìm cách hỗ trợ bà con và giữ gìn nghề muối truyền thống.

VŨ HƯỞNG (thực hiện)

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/phong-su-anh/nhoc-nhan-nghe-muoi-cat-minh-626753