Những bài thuốc chữa bệnh cực hiệu nghiệm từ củ riềng
Khi bị những bệnh này đừng tốn tiền mua thuốc tây mà hãy kiếm ngay củ riềng, hiệu quả vô cùng.
Củ riềng thuộc cây thân thảo họ Gừng được trồng phổ biến ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Riềng có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc, lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị.
Sử dụng
Trong toàn bộ cây riềng chỉ có phần rễ có thể ăn được và được sử dụng chủ yếu cho mục đích nấu ăn.
Đã từ lâu, riềng trở thành loại gia vị chính trong hầu hết các món ăn Thái bởi hương vị ngọt pha chút vị cay đặc trưng của nó. ở Việt Nam, riềng được nhắc tới với những món như: thịt dê nộm, thịt chó nhựa mận, chân giò nấu chuối xanh, cá kho… Riềng được dùng dưới dạng tươi hoặc bột khô.
Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Những dưỡng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
Riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo. Bên cạnh đó, nó cũng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.
Riềng còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phần phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.
Để cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể, bạn nên bổ sung riềng vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Ngoài ra, riềng còn có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mật, ruột co thắt và đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu.