Những bí ẩn làm mê hoặc lòng người ở Thánh địa Mỹ Sơn

Giá trị nổi bật của Thánh địa Mỹ Sơn ngày nay là hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá với kỹ thuật xây dựng vẫn còn là ẩn số.

Nằm trong một thung lũng hoang vu ở địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc đền tháp cổ đồ sộ với nhiều bí ẩn.

Nằm trong một thung lũng hoang vu ở địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc đền tháp cổ đồ sộ với nhiều bí ẩn.

Học giả người Pháp, M.C Paris, người phát hiện di tích này vào năm 1898. Với sự nhập cuộc của các chuyên gia khảo cổ Pháp, đến đầu thế kỷ 20, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được công bố. Bức màn lịch sử được vén dần.

Học giả người Pháp, M.C Paris, người phát hiện di tích này vào năm 1898. Với sự nhập cuộc của các chuyên gia khảo cổ Pháp, đến đầu thế kỷ 20, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được công bố. Bức màn lịch sử được vén dần.

Các học giả khẳng định, Mỹ Sơn là thánh địa quan trọng nhất của người Chăm từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 15. Đây là vùng đất Ấn giáo linh thiêng với vô số đền tháp xây dựng từ giữa thế kỷ 7-13.

Các học giả khẳng định, Mỹ Sơn là thánh địa quan trọng nhất của người Chăm từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 15. Đây là vùng đất Ấn giáo linh thiêng với vô số đền tháp xây dựng từ giữa thế kỷ 7-13.

Theo văn bia để lại, công trình đầu tiên ở Mỹ Sơn là một ngôi đền bằng gỗ có từ thế kỷ thứ 4, nơi thờ thần Diva Bhadresvera. Ông là người sáng lập dòng vua đầu tiên của người Chăm, kết hợp với thần Siva, tạo thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Theo văn bia để lại, công trình đầu tiên ở Mỹ Sơn là một ngôi đền bằng gỗ có từ thế kỷ thứ 4, nơi thờ thần Diva Bhadresvera. Ông là người sáng lập dòng vua đầu tiên của người Chăm, kết hợp với thần Siva, tạo thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Khoảng cuối thế kỷ 6, ngôi đền cũ bị hủy hoại trong một trận hỏa hoạn. Đến đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman xây lại ngôi đền bằng gạch. Các triều vua sau tiếp tục tu sửa đền tháp cũ và xây dựng thêm công trình mới để phục vụ các hoạt động tín ngưỡng.

Khoảng cuối thế kỷ 6, ngôi đền cũ bị hủy hoại trong một trận hỏa hoạn. Đến đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman xây lại ngôi đền bằng gạch. Các triều vua sau tiếp tục tu sửa đền tháp cũ và xây dựng thêm công trình mới để phục vụ các hoạt động tín ngưỡng.

Khi Vương quốc Chăm Pa suy tàn, Thánh địa Mỹ Sơn rơi vào lãng quên cho đến khi được người Pháp phát hiện. Trong thế kỷ 20, việc nghiên cứu Thánh địa Mỹ Sơn có nhiều khoảng gián đoạn do chiến tranh. Đặc biệt, bom đạn Mỹ đã gây nhiều thiệt hại cho di tích này trong thập niên 1960.

Khi Vương quốc Chăm Pa suy tàn, Thánh địa Mỹ Sơn rơi vào lãng quên cho đến khi được người Pháp phát hiện. Trong thế kỷ 20, việc nghiên cứu Thánh địa Mỹ Sơn có nhiều khoảng gián đoạn do chiến tranh. Đặc biệt, bom đạn Mỹ đã gây nhiều thiệt hại cho di tích này trong thập niên 1960.

Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Giá trị nổi bật của Thánh địa Mỹ Sơn ngày nay là hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, chia thành nhiều cụm được đánh ký hiệu A, B, C, D... Tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử, đền tháp nơi đây mang những phong cách riêng.

Giá trị nổi bật của Thánh địa Mỹ Sơn ngày nay là hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, chia thành nhiều cụm được đánh ký hiệu A, B, C, D... Tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử, đền tháp nơi đây mang những phong cách riêng.

Có thể kể đến những phong cách kiến trúc tiêu biểu như: Phong cách cổ thế kỷ 7-8; Phong cách Hòa Lai thế kỷ 8-9; Phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ 9; Phong cách Mỹ Sơn; Phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; Phong cách Bình Ðịnh…

Có thể kể đến những phong cách kiến trúc tiêu biểu như: Phong cách cổ thế kỷ 7-8; Phong cách Hòa Lai thế kỷ 8-9; Phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ 9; Phong cách Mỹ Sơn; Phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; Phong cách Bình Ðịnh…

Các tòa tháp Chăm ở Mỹ Sơn cũng như trên toàn Việt Nam đều được xây bằng gạch theo một kỹ thuật mà cho đến nay vẫn còn là ẩn số. Người Chăm xưa không dùng chất kết dính, các viên gạch xây dường như chỉ được mài khít, chồng xếp nhưng liền khối vững chắc.

Các tòa tháp Chăm ở Mỹ Sơn cũng như trên toàn Việt Nam đều được xây bằng gạch theo một kỹ thuật mà cho đến nay vẫn còn là ẩn số. Người Chăm xưa không dùng chất kết dính, các viên gạch xây dường như chỉ được mài khít, chồng xếp nhưng liền khối vững chắc.

Tại Thánh địa còn dấu tích một ngôi đền được xây bằng đá duy nhất trong hệ thống các di tích Chăm. Văn bia cho biết, đền được trùng tu lần cuối vào năm 1234. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn, ngôi đền chỉ còn lại phần nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ, phải dọn dẹp mất hai tháng.

Tại Thánh địa còn dấu tích một ngôi đền được xây bằng đá duy nhất trong hệ thống các di tích Chăm. Văn bia cho biết, đền được trùng tu lần cuối vào năm 1234. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn, ngôi đền chỉ còn lại phần nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ, phải dọn dẹp mất hai tháng.

Một giá trị kiến trúc nổi bật khác của di tích ở Mỹ Sơn là nghệ thuật điêu khắc, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ…

Một giá trị kiến trúc nổi bật khác của di tích ở Mỹ Sơn là nghệ thuật điêu khắc, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ…

Bên trong các đền thờ chính ở Mỹ Sơn thường đặt một bộ Linga – Yoni (biểu tượng cho sinh thực khí nam nữ theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm), hoặc hình tượng của thần Siva – đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa.

Bên trong các đền thờ chính ở Mỹ Sơn thường đặt một bộ Linga – Yoni (biểu tượng cho sinh thực khí nam nữ theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm), hoặc hình tượng của thần Siva – đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa.

Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích, nhưng những gì còn lại ở Thánh địa Mỹ Sơn vẫn minh chứng cho một thời kỳ huy hoàng của Vương quốc Chăm Pa cũng như nền văn hóa Đông Nam Á.

Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích, nhưng những gì còn lại ở Thánh địa Mỹ Sơn vẫn minh chứng cho một thời kỳ huy hoàng của Vương quốc Chăm Pa cũng như nền văn hóa Đông Nam Á.

Được xem là một trong những trung tâm lớn của Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam, Thánh địa Mỹ Sơn sánh ngang các tổ hợp đền đài vĩ đại khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia), Ayutthaya (Thái Lan)...

Được xem là một trong những trung tâm lớn của Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam, Thánh địa Mỹ Sơn sánh ngang các tổ hợp đền đài vĩ đại khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia), Ayutthaya (Thái Lan)...

Ngày nay, trên bản đồ du lịch, Thánh địa Mỹ Sơn trở thành một trong những điểm đến hàng đầu dành cho du khách quốc tế ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung...

Ngày nay, trên bản đồ du lịch, Thánh địa Mỹ Sơn trở thành một trong những điểm đến hàng đầu dành cho du khách quốc tế ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung...

Mời bạn đọc xem thêm video: Khám phá biểu tượng đặc trưng cho nền văn hóa Chăm-pa. Nguồn VTV1

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-bi-an-lam-me-hoac-long-nguoi-o-thanh-dia-my-son-1426504.html