Những bí ẩn trong hành trình sụp đổ đế chế Nokia
Nokia từng là một trong những tên tuổi hàng đầu trên thị trường di động với những sản phẩm đình đám một thời. Sự sụp đổ của một đế chế hùng mạnh gây hẫng hụt nhiều người.
Đế chế Nokia hùng mạnh một thời
Nokia Corporation là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Keilaniemi, Espoo, một thành phố láng giềng của thủ đô Helsinki, Phần Lan. Nokia tập trung vào các sản phẩm viễn thông không dây và cố định, với 129.746 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 41 tỷ euro với lợi tức 1,2 tỷ năm 2009.
Đây là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với thị phần toàn cầu sản phẩm này chiếm khoảng 40% trong quý 2 năm 2008, tăng so với mức 38% quý 2 năm 2007 và tăng từ tỷ lệ 39% liên tục.
Ngày 3 tháng 9 năm 2013, Nokia công bố sẽ bán lại bộ phận Thiết bị và Dịch vụ cho Microsoft với giá 5,4 tỷ Euro (7.17 tỷ USD). Ngày 4 tháng 12 năm 2013, Liên minh châu Âu đã chính thức ký vào bản chấp thuận thương vụ mua lại này của Microsoft. Sau khi đồng ý bán Nokia về Microsoft, CEO Stephen Elop của Nokia đã nộp đơn từ chức và quay trở lại làm việc cho Microsoft với nhiệm vụ dẫn đắt bộ phận thiết bị di động.
Ngày 25 tháng 4 năm 2014, Nokia tuyên bố chính thức hoàn tất thương vụ bán bộ phận sản xuất thiết bị cầm tay cho Microsoft. Tuy nhiên 2 nhà máy tại Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ nằm ngoài thỏa thuận này. Ngoài ra do một "khúc mắc trong vấn đề thuế" với chính quyền Ấn Độ, Nokia sẽ vận hành nhà máy sản xuất Chennai tại đây là như một đơn vị sản xuất hợp đồng cho Microsoft. Bên cạnh đó nhà sản xuất điện thoại Phần Lan sẽ đóng cửa một nhà máy với 200 nhân công ở Masan, Hàn Quốc.
Nokia đã từ vị thế một trong những người dẫn đầu rơi xuống đáy vực sâu ra sao và họ đã trở lại như thế nào? Dưới đây là một số chi tiết thú vị về cuộc hành trình đầy cam go của Nokia được trang Ars Technica ghi nhận lại.Bước ngoặt từ việc Nokia thuê CEO của MicrosoftTrước kỷ nguyên hoàng kim của iPhone, Nokia đã thuê một giám đốc từ Microsoft làm CEO mới của công ty. Sau đó, Nokia trở thành nhà sản xuất Windows Phone độc quyền.
Nhiều quyết định kinh doanh trọng tâm tệ hại được thực hiện bởi vị giám đốc mà Nokia đưa về. Cuối cùng, giá trị của Nokia đã giảm thấp đến mức Microsoft mua lại hẳn mảng điện thoại của Nokia với giá "bèo".
Từ đây, Nokia trở thành một công ty viễn thông không làm ra điện thoại, Microsoft có một nhà máy sản xuất điện thoại và giấy phép 10 năm sử dụng thương hiệu Nokia. Giám đốc Microsoft gia nhập Nokia cũng “quay về mái nhà xưa”.
Tuy nhiên, việc Microsoft tự làm điện thoại không đủ để cứu vãn Windows Phone. Khi nền tảng này “chết yểu”, sự kết thúc của điện thoại Nokia dường như sắp xảy ra.
Sự xuất hiện bất ngờ của HMD
Lúc này, một công ty bí ẩn có tên HMD Global xuất hiện. Cùng với công ty con của Foxconn (hãng chuyên gia công nổi tiếng thế giới) là FIH Mobile, HMD bắt đầu mua lại những tài sản cũ của Nokia. Sau một thời gian, thương hiệu, phần mềm, bằng sáng chế và 4.500 nhân viên Nokia đã được 2 công ty chia nhau.
HMD được cấp phép sử dụng thương hiệu Nokia cho điện thoại trên toàn cầu. Họ cũng đạt thỏa thuận sản xuất tại các cơ sở mới của FIH Mobile.
Nhiều người hay theo dõi tin tức trong ngành có quan điểm, cứ mỗi khi một thương hiệu lâu năm bị thâu tóm nghĩa là một công ty Trung Quốc nào đó đang tìm cách thâm nhập vào các thị trường rộng lớn hơn.
Motorola, BlackBerry lần lượt bị những tập đoàn Trung Quốc như Lenovo hay TCL mua lại hoặc mua quyền sử dụng thương hiệu là những ví dụ tiêu biểu. Thế nhưng, câu chuyện với Nokia và HMD lại hoàn toàn khác.
HMD và Nokia có nhiều điểm tương đồng đến mức đáng ngạc nhiên. Cũng giống như Nokia, HMD là một công ty Phần Lan. Gần như tất cả các giám đốc điều hành của HMD là cựu nhân viên Nokia. Trụ sở của HMD nằm phía kia đường trụ sở Nokia.
HMD không phải là Nokia và Nokia không nắm giữ bất kỳ khoản đầu tư nào vào HMD. Hai công ty cũng khác biệt về mặt pháp lý và tài chính, nhưng họ lại rất gần gũi.
HMD đang làm tốt việc phục hưng Nokianokia-androidCho đến nay, HMD ghi điểm nhờ cung cấp phần mềm tốt cho điện thoại Nokia. Trong khi hầu hết các nhà sản xuất đều cố gắng tùy biến Android, quảng cáo nhiều tính năng mới nhưng không mấy hữu ích với người dùng, HMD tập trung phát triển Android với ít tùy chỉnh, nghĩa là rất gần với phiên bản gốc của Google.
Cùng với đó, họ đặt trọng tâm vào việc tung ra các bản cập nhật nhanh chóng, hứa hẹn làm cho các thiết bị Nokia trở nên "tinh khiết, an toàn và được cập nhật liên tục". Hiện tại, HMD cũng là một trong những công ty hiếm hoi đang nỗ lực phát triển điện thoại thông minh tầm trung và cấp thấp.
HMD cũng bán điện thoại phổ thông, sản phẩm vẫn rất được ưa chuộng tại các nước đang phát triển. Với sự lãnh đạo của nhiều nhân vật kỳ cựu từ Nokia, HMD thậm chí đã làm cho điện thoại phổ thông trở nên thú vị bằng cách “hồi sinh” những mẫu Nokia huyền thoại của quá khứ, chẳng hạn như “điện thoại cục gạch" Nokia 3310 và "điện thoại quả chuối" Nokia 8110.
Ở vòng gọi vốn mới nhất, HMD được định giá hơn một tỷ USD. Trong năm 2017 — năm đầu tiên hoạt động, công ty đã xuất xưởng 70 triệu điện thoại mang nhãn hiệu Nokia (cả điện thoại thông minh lẫn điện thoại phổ thông) với các hoạt động bán hàng tại hơn 80 quốc gia.
Đã có khoảng 20 điện thoại Nokia do HMD sản xuất. Bảy điện thoại thông minh hiện tại của Nokia có giá dao động từ khoảng 100 USD đến 700 USD. Đây là sự tiến bộ vượt bậc đối với một công ty chỉ mới trải qua một năm rưỡi tuổi đời. HMD đã thực sự thực sự lèo lái con tàu Nokia trở lại quỹ đạo đúng như khẩu hiệu "The Home of Nokia Phones" (Ngôi nhà của điện thoại Nokia) mà họ công bố.
HMD sẽ tiếp tục đưa Nokia đi lênhmd-globalMặc dù đã tăng trưởng rất nhanh, quy mô phát triển ấn tượng của HMD vẫn chưa được chuyển thành lợi nhuận: Công ty đã lỗ 77 triệu đô la trong năm 2017.
Tuy nhiên, số tiền lỗ của một năm không nói lên nhiều điều bởi dù sao đi nữa, HMD đã có bước khởi đầu ấn tượng và thể hiện tiềm năng lớn. Nhiều khả năng, HMD sẽ phát triển ổn định hơn so với startup tỷ đô của Andy Rubin (người đồng sáng lập hệ điều hành Android) dành cho điện thoại Essential Phone.
Để kiểm chứng, hãy thử so sánh năm đầu tiên của mỗi thương hiệu: HMD đa dạng hóa dòng sản phẩm, ra mắt 12 mẫu điện thoại ở nhiều khoảng giá khác nhau. Ngược lại, Essential đặt cược vào duy nhất dòng smartphone cao cấp nhưng doanh số bán ra không mấy ấn tượng và đang gặp rất nhiều khó khăn.
Bây giờ, vấn đề duy nhất của HMD là họ đang khá vất vả để đưa điện thoại Nokia đến Mỹ. Tuy nhiên, dự kiến họ sẽ làm điều này nhiều hơn trong thời gian tới.
Xem thêm: Clip siêu xe