Dị tật bẩm sinh: Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có mẹ mắc tiểu đường type 1 nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Một số dị tật có thể gặp là sứt môi, bệnh tim, giảm chi và dị tật cột sống.
Khuyết tật trí tuệ: Đây là khuyết tật cần lưu ý ở trẻ sơ sinh vì có thể dẫn tới tàn tật suốt đời. Theo các chuyên gia, mẹ mắc tiểu đường sẽ làm tăng tỷ lệ thiểu năng trí tuệ ở con trong 20 năm. Thậm chí, những đứa trẻ sẽ có khả năng học tập chậm chạp và trí thông minh dưới mức trung bình.
Hội chứng suy hô hấp: Bệnh tiểu đường có xu hướng làm rối loạn các cơ chế căn bản của phổi thai nhi và làm chậm quá trình trưởng thành phổi. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ thở nhanh, tăng áp lực phổi và suy hô hấp.
Ngạt chu sinh: Đây là tình trạng xảy ra do sự thiếu hụt oxy đến các tế bào thai từ trước, trong và sau khi sinh. Đáng tiếc, những trẻ bị ngạt chu sinh thường gặp ở người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Tăng trọng lượng sơ sinh: Bệnh tiểu đường ở mẹ sẽ làm tăng trọng lượng khi sinh của con. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị mắc bệnh macrosomia (thai nhi quá lớn), gây sinh khó và tăng nguy cơ tử vong của trẻ.
Chậm tăng trưởng và phát triển thần kinh: Theo các chuyên gia, đứa trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ gặp vấn đề về tăng trưởng và phát triển thần kinh. Tình trạng này khiến trẻ bị suy giảm nhận thức, giác quan, ngôn ngữ và chức năng thần kinh.
Ung thư ác tính: Một nghiên cứu có chứng minh rằng, những bé gái được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vú.
Chậm phát triển: Bệnh tiểu đường ở người mẹ sẽ khiến thai nhi chậm phát triển trong thời kỳ đầu mang thai. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh, thai nhi trong thời kỳ người mẹ bị tiểu đường sẽ có cân nặng trung bình nhỏ hơn so với bình thường.
Sinh non: Phụ nữ bị tiểu đường có nguy cơ cao bị sinh non hơn những người phụ nữ khỏe mạnh, không bệnh tật. Nguyên nhân là do khi bị tiểu đường, thai nhi trong bụng người mẹ sẽ phát triển quá nhanh, làm tăng nguy cơ sinh non.
Phạm Quý (Nguồn: boldsky.com)