Xuất hiện lần đầu trên Flickr năm 2008, hình ảnh cậu bé Sammy đang ngậm cát với vẻ mặt đắc thắng đã trở thành meme "Cậu bé thành công" nổi tiếng. Bức ảnh được mẹ cậu, nhiếp ảnh gia Laney Griner chụp vào ngày 26/8/2007 khi Sammy chỉ mới 11 tháng tuổi. Meme này xuất hiện trong rất nhiều quảng cáo, bao gồm các nhãn hiệu thời trang, màn hình chờ Xbox...
"Doge" là bức ảnh chụp cô chó Shiba Inu tên Kabosu được nhận nuôi năm 2010. Năm 2013, bức ảnh được Know Your Meme bình chọn là "Top Meme" của năm. Trong cảnh chụp, Kabosu ngồi trên ghế dài, nhìn chằm chằm vào máy ảnh với đôi lông mày nhướng lên. Biểu cảm của cô chó khiến người xem bật cười thích thú bởi ánh mắt kỳ quặc, như đang phán xét hoặc ngạc nhiên về điều gì đó. Hiện, Kabosu đã 15 tuổi và có hẳn cho riêng mình tài khoản Instagram.
Năm 2004, cô Dave Roth chụp được cảnh Zoe, con gái của mình đang quan sát các nhân viên cứu hỏa dập lửa ở Mebane, Bắc Carolina, Mỹ. Tháng 11/2007, bức ảnh lan truyền trên Internet sau khi Dave tham gia một cuộc thi nhiếp ảnh và giành chiến thắng. "Tôi yêu bức hình này vì nó giúp tôi nhiều điều trong cuộc sống. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn mọi người thích tôi vì chính tôi", Zoe nói.
Năm 2013, cô bé Chloe trở nên nổi tiếng nhờ đoạn video "Lily's Disneyland Surprise... AGAIN" quay lại phản ứng 2 chị em Lily và Chloe, 2 tuổi, được bố mẹ thông báo sắp đi chơi công viên Disneyland thay vì đến trường. Trong khi Lily rơi nước mắt vì sung sướng, Chloe lại nhìn thẳng vào camera với vẻ mặt lo lắng. Hiện tài khoản Instagram cá nhân của Chloe có hơn 580.000 người theo dõi.
Nhân vật chính trong meme "Gã đàn ông da trắng nháy mắt" (Blinking white guy) là Drew Scanlon. Bắt nguồn từ một cảnh quay trực tiếp năm 2013, khi Drew Scanlon là nhà sản xuất video tại web game nổi tiếng Giant Bomb, anh xem tổng biên tập Jeff Gerstmann chơi Starbound. Biểu hiện khi xem cấp trên chơi game của Scanlon lọt vào ống kính và trở thành meme phổ biến toàn cầu.
"Harold giấu nỗi đau" là bức meme huyền thoại thể hiện biểu cảm của cụ ông András Arató. Tấm hình ra đời tháng 9/2011, bắt đầu phổ biến khi được đăng trên diễn đàn Facepunch. Tháng 9/2018, András Arató có một buổi trò chuyện ở Kyiv, Ukraine để nói về cuộc đời mình. Ông cho biết bản thân vô tình trở thành biểu tượng meme sau một lần chụp ảnh nhưng không hề biết sản phẩm sẽ được dùng cho mục đích gì.
Meme trên nổi tiếng ở Việt Nam với cái tên "IQ vô cực", xuất phát từ loạt phim tài liệu của đài BBC Three năm 2016 là "Hood Documentary". Bối cảnh của meme là khi nhân vật Reece Simpson do nam diễn viên Kayode Ewumi thủ vai chỉ vào đầu mình, sau khi bông đùa với một cô gái anh ta vừa gặp rỡ. Hình ảnh này thường được dùng để châm biếm những quyết định tưởng chừng thông minh, song thực tế lại vô cùng ngớ ngẩn.
Meme "Nick Young bối rối" thể hiện biểu cảm của cầu thủ bóng rổ NBA Nick Young trong loạt video YouTube "Thru The Lens". Bối cảnh của bức hình xảy ra khi mẹ anh tuyên bố con trai là "gã hề" trong mắt bà lúc tuyển thủ còn nhỏ. Thực tế, bên cạnh khả năng chơi bóng rổ, Nick Young cũng nổi tiếng bởi độ hài hước của bản thân.
Meme trên xuất hiện năm 2014, sau khi người dùng Reddit khiaaduk_ala đăng tải lên diễn đàn này. Chàng trai trong bức hình Mike McGee cho biết người chụp là bạn thân của anh "Anh ấy biết tôi có thể tạo khuôn mặt này bất cứ lúc nào tôi muốn. Vì muốn tạo thứ gì đó hài hước trên Twitter, anh ta yêu cầu tôi làm khuôn mặt này", Mike nói.
Meme "Sweating Jordan Peele" ra đời tháng 9/2013, sau buổi công chiếu mùa 3 của series hài "Key and Peele" phát sóng tại Mỹ. Phân cảnh thể hiện biểu cảm của đạo diễn, diễn viên Jordan Peele lo lắng đến mức đổ mồ hôi trước câu hỏi của bạn gái về thói quen sử dụng Internet của mình.
Đại Việt
Bored Panda