Những bức ảnh cổ xưa của các địa danh nổi tiếng trên thế giới

Bạn đã bao giờ tự hỏi thác Niagara, tháp nghiêng Pisa, tượng Nữ thần Tự do trông như thế nào trước khi chúng trở thành những địa điểm tham quan nổi tiếng?

Thác Niagara (nằm ở biên giới giữa 2 nướcMỹ và Canada). Trong bức ảnh là thác Niagara vào năm 1859. Một cây cầu gỗ gần thác đã được xây dựng vào năm 1827 để du khách có thể đứng ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp trên mặt nước. Cây cầu ngay lập tức đã thu hút khách du lịch từ cả châu Mỹ và châu Âu.

Tượng Nhân sư lớn ở Giza (Ai Cập).Bức tượng 4.500 năm tuổi nằm trên cao nguyên Giza ở bờ Tây sông Nile tại Ai Cập. Là một nhân vật thần thoạiđược thể hiện như một con sư tử đầu người,tượng Nhân sư bị cát vùi lấp đến tận vai cho đến đầu những năm 1800, khi một nhóm thám hiểm cố gắng đào ra. Một cuộc đào sâu hơn nữa vào những năm 1930 đã làm sạch cát hoàn toàn. Bức ảnh trên chụp vào năm 1882 cho thấy phần thân của bức tượng vẫn bị chôn vùi một phần.

Tượng Nữ thần Tự do (Thành phố New York, Mỹ).Bức tượng nổi tiếng này đầu tiên không được đặt ở New York, thực tế nó đã được trưng bày tại Hội chợ Thế giới Paris năm 1878 (ảnh), trước khi Pháp trao cho Mỹ vào năm 1886 để kỷ niệm liên minh giữa hai nước trong cuộc Cách mạng Mỹ.

Tháp Eiffel (Thủ đô Paris, Pháp).Tháp Eiffel được xây dựng từ năm 1887-1889để kỷ niệm 100nămCách mạng Pháp và chào đón Triển lãm thế giơínăm 1889. Bức ảnh trên được chụp vào năm 1889. Ngày nay, tháp Eiffel thu hút khoảng 7 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.

Cung điện Buckingham (London, Anh). Trong bức ảnh làĐại lễ Kim cương của Nữ hoàng Victoria vào năm 1897. Cung điện Buckingham là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Anh và từng là nơi ở chính thức của Hoàng gia từ năm 1837.

Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc). Tử Cấm Thành là một cung điện hoàng gia với quy mô xây dựng rộng lớn trên 720.000 m2. Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406-1420 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987.Hình ảnh ở trên được chụp Tử Cấm Thành vào năm 1908.

Quần thể Angkor Wat (Siem Reap, Campuchia).Quần thể đền Angkor Wat được cho là công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới, có diện tích 162,6 hecta và bao gồm hơn một nghìn tòa nhà.Bức ảnh trên chụp vào năm 1910 với các vũ công Apsara trong trang phục truyền thống bên ngoài ngôi đền.

Bảng hiệu Hollywood (thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ). Bảng hiệu Hollywood từng được ghi là "Hollywoodland" như trong bức ảnh được chụp vào năm 1925. Vào năm 1949, tấm bảng đã bỏ đi chữ "land".

Quảng trường Thời đại (Thành phố New York, Mỹ). Quảng trường Thời đại của những năm 1920 (trong ảnh) khác xa ngày nay khi xuất hiện rất ít hệ thống đèn nhấp nháy và biển quảng cáo. Ban đầu, nơi này có tên gọi Quảng trường Longacre và được đổi tên thành Quảng trường Thời đại vào tháng 4/1904.

Cầu Cổng Vàng (San Francisco, California, Mỹ). Bức ảnh trên chụp vào ngày 24/5/1937, vài ngày trước ngày chính thức khai trương và một số lượng nhỏ các nhà báo được phép đi qua cầu. Ngày nay, có khoảng 100.000 phương tiện đi qua cây cầu mỗi ngày.

Tòa nhà Empire State (Thành phố New York, Mỹ). Hình ảnh trên là khi tòa nhà đang được xây dựng vào năm 1931. Đây là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến những năm 1970, khi Trung tâm Thương mại Thế giới đã giành được vị trí này.

Núi Matterhorn (thuộc dãy Alps của Thụy Sĩ).Trong bức ảnh là khách du lịch nghỉ chân trên một điểm quan sát trên sườn núi phía Italia vào những năm 1950.

Đỉnh Everest (nằm giữa biên giới giưãNepalvà Tây Tạng trên nóc nhà thế giới dãyHimalaya). Trong bức ảnh làmột người leo núi nhìn ra đỉnh Everest từ một trong những con đường xung quanh vào năm 1955.

Đền Taj Mahal (Agra, Ấn Độ).Đền Taj Mahal được hoàng đế Mughal Shah Jahan xây dựng vào năm 1632 để tưởng niệm vợ ông. Đây là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của Ấn Độ, thường đón khoảng 3 triệu khách du lịch mỗi năm. Trong ảnh là khung cảnh bình yên của ngôi đền vào năm 1960.

Tháp nghiêng Pisa (Florence, Italy). Trong lịch sử, Italy đã trải qua nhiều trận động đất, địa chấn có sức tàn phá lớn. Công trìnhtháp nghiêng Pisanày vẫn sừng sững theo thời gian sau 4 trận động đất từ thế kỷ 13. Phần đất nền chính là nguyên nhân khiến tòa tháp bị nghiêng. Nhưng nó cũng giúp cho tòa tháp sống sót qua những trận động đất lớn. Hình ảnh trên chụp vào những năm 1960 khi các nhà nghiên cứu của Viện Địa hình và Đo đạc tại Đại học Pisa thực hiện phép đo hàng năm để kiểm tra độ nghiêng của tháp.

Theo CTV Mai Trang/VOV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-buc-anh-co-xua-cua-cac-dia-danh-noi-tieng-tren-the-gioi-1523746.html