Những bức tranh đặc biệt được làm từ phế liệu ở Hà Nội

Những bức tranh mộc mạc được tạo nên từ vật liệu phế thải như mảnh sành, vỏ chai, bát đĩa vỡ làm cho con đường ở làng Liên Mạc (Hà Nội) trở nên đặc biệt.

 Từ một nơi bình dị, con đường dọc làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang thay đổi, dần trở nên đặc biệt hơn nhờ những bức tranh làm từ vật liệu phế thải do người dân chung tay tạo nên.

Từ một nơi bình dị, con đường dọc làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang thay đổi, dần trở nên đặc biệt hơn nhờ những bức tranh làm từ vật liệu phế thải do người dân chung tay tạo nên.

 Khoảng vài trăm mét con đường với hàng chục tác phẩm được lên ý tưởng từ tháng 10/2020 và hoàn thiện trước Tết Tân Sửu hai tuần.

Khoảng vài trăm mét con đường với hàng chục tác phẩm được lên ý tưởng từ tháng 10/2020 và hoàn thiện trước Tết Tân Sửu hai tuần.

 Chia sẻ về dự án, bà Nguyễn Thị Hiên (ngõ 7 tổ dân phố Hoàng Liên, quận Bắc Từ Liêm, một trong 3 người đầu tiên của nhóm thực hiện) cho biết đã ấp ủ ý tưởng từ lâu nhưng tới khoảng trung tuần tháng 10 năm ngoái họ mới bắt đầu tiến hành.

Chia sẻ về dự án, bà Nguyễn Thị Hiên (ngõ 7 tổ dân phố Hoàng Liên, quận Bắc Từ Liêm, một trong 3 người đầu tiên của nhóm thực hiện) cho biết đã ấp ủ ý tưởng từ lâu nhưng tới khoảng trung tuần tháng 10 năm ngoái họ mới bắt đầu tiến hành.

 “Nhờ có kiến thức về hội họa, kiến trúc, tôi cùng nhóm trưởng là cháu Ngô Quỳnh Liên đã quyết tâm thử sức với dự án tranh từ vật liệu phế thải”, bà Hiên cho biết.

“Nhờ có kiến thức về hội họa, kiến trúc, tôi cùng nhóm trưởng là cháu Ngô Quỳnh Liên đã quyết tâm thử sức với dự án tranh từ vật liệu phế thải”, bà Hiên cho biết.

 “Người dân trong làng đều ủng hộ ý tưởng nhưng ai cũng nghi ngờ liệu có thực hiện thành công không. Tuy nhiên, 3 người trong nhóm vẫn quyết tâm làm, vừa kéo xe rùa đi thu gom phế liệu quanh xóm, vừa tuyên truyền cho mọi người. Dần dần, người dân chung tay giúp đỡ, gom góp các phế phẩm”, bà Hiên chia sẻ thêm. Bức tranh với tên làng Liên Mạc là tác phẩm đầu tiên của nhóm.

“Người dân trong làng đều ủng hộ ý tưởng nhưng ai cũng nghi ngờ liệu có thực hiện thành công không. Tuy nhiên, 3 người trong nhóm vẫn quyết tâm làm, vừa kéo xe rùa đi thu gom phế liệu quanh xóm, vừa tuyên truyền cho mọi người. Dần dần, người dân chung tay giúp đỡ, gom góp các phế phẩm”, bà Hiên chia sẻ thêm. Bức tranh với tên làng Liên Mạc là tác phẩm đầu tiên của nhóm.

 “Bức tranh quê” là tác phẩm mà chị Liên, bà Hiên và ông Thọ cũng như người dân làng Liên Mạc tâm đắc và tự hào nhất. Hình ảnh đồng quê, làng xóm quen thuộc hiện lên qua tác phẩm. Tác phẩm được hoàn thành trong 9 ngày.

“Bức tranh quê” là tác phẩm mà chị Liên, bà Hiên và ông Thọ cũng như người dân làng Liên Mạc tâm đắc và tự hào nhất. Hình ảnh đồng quê, làng xóm quen thuộc hiện lên qua tác phẩm. Tác phẩm được hoàn thành trong 9 ngày.

 Từng theo học ngành xây dựng và có 6 năm kinh nghiệm trong việc vẽ tranh, thiết kế tiểu cảnh cho các quán cà phê, ông Nguyễn Danh Hảo (47 tuổi) tự tay trang trí hai bên cổng nhà với hình ảnh hoa sen, cây tre và cầu Long Biên. Ông Hảo chia sẻ trong 4 ngày thực hiện tác phẩm, ông dùng mảnh vỡ của hai bình gốm màu da lươn để tạo điểm nhấn lên tranh.

Từng theo học ngành xây dựng và có 6 năm kinh nghiệm trong việc vẽ tranh, thiết kế tiểu cảnh cho các quán cà phê, ông Nguyễn Danh Hảo (47 tuổi) tự tay trang trí hai bên cổng nhà với hình ảnh hoa sen, cây tre và cầu Long Biên. Ông Hảo chia sẻ trong 4 ngày thực hiện tác phẩm, ông dùng mảnh vỡ của hai bình gốm màu da lươn để tạo điểm nhấn lên tranh.

 Những hình giản đơn nhưng sống động, làm nổi bật không gian của con đường làng.

Những hình giản đơn nhưng sống động, làm nổi bật không gian của con đường làng.

 Người dân chăn trâu xuất hiện khá nhiều trong các bức tranh.

Người dân chăn trâu xuất hiện khá nhiều trong các bức tranh.

 Bức tranh trên tường nhà bà Quất là tác phẩm được nhiều người cùng làm nhất. Từ mẹ chồng, con cháu rồi tới nhóm hỗ trợ, khoảng chục người tham gia trang trí và mất gần 2 tháng để hoàn thiện.

Bức tranh trên tường nhà bà Quất là tác phẩm được nhiều người cùng làm nhất. Từ mẹ chồng, con cháu rồi tới nhóm hỗ trợ, khoảng chục người tham gia trang trí và mất gần 2 tháng để hoàn thiện.

 “Ban đầu tôi chỉ muốn trang trí xung quanh nhà nhưng Liên tới đề xuất với tôi ý tưởng gắn các mảnh phế thải lên tường, tôi đồng ý làm và tham gia với nhóm Liên, chị Hiên. Một mình tôi trang trí bức tường nhà, mất khoảng 2 tháng rưỡi”, ông Nguyễn Văn Thọ (56 tuôi) chia sẻ.

“Ban đầu tôi chỉ muốn trang trí xung quanh nhà nhưng Liên tới đề xuất với tôi ý tưởng gắn các mảnh phế thải lên tường, tôi đồng ý làm và tham gia với nhóm Liên, chị Hiên. Một mình tôi trang trí bức tường nhà, mất khoảng 2 tháng rưỡi”, ông Nguyễn Văn Thọ (56 tuôi) chia sẻ.

 Chất liệu mà ông Thọ sử dụng gồm chai lọ vỡ, bát hương vỡ, mảnh sành và gạch ốp lát. Tất cả do người dân gom góp cho.

Chất liệu mà ông Thọ sử dụng gồm chai lọ vỡ, bát hương vỡ, mảnh sành và gạch ốp lát. Tất cả do người dân gom góp cho.

 Ngoài hình ảnh đồng quê quen thuộc, ở hai bên cổng nhà ông Thọ còn nổi bật với 2 chiếc quạt làm bằng các mảnh lọ hoa và bát hương vỡ.

Ngoài hình ảnh đồng quê quen thuộc, ở hai bên cổng nhà ông Thọ còn nổi bật với 2 chiếc quạt làm bằng các mảnh lọ hoa và bát hương vỡ.

 Các bức tranh mất khoảng vài ngày đến vài tháng để hoàn thành tùy nội dung, số lượng người làm, có hôm họ phải chong đèn làm vì ban ngày nhiều người bận công việc riêng. Mỗi bức tranh được tạo nên từ các chất liệu phế phẩm khác nhau, mang ý nghĩa, thông điệp riêng, không chỉ góp phần làm đẹp con đường làng, mà còn kêu gọi bảo vệ môi trường, giảm rác thải của từng hộ dân.

Các bức tranh mất khoảng vài ngày đến vài tháng để hoàn thành tùy nội dung, số lượng người làm, có hôm họ phải chong đèn làm vì ban ngày nhiều người bận công việc riêng. Mỗi bức tranh được tạo nên từ các chất liệu phế phẩm khác nhau, mang ý nghĩa, thông điệp riêng, không chỉ góp phần làm đẹp con đường làng, mà còn kêu gọi bảo vệ môi trường, giảm rác thải của từng hộ dân.

Đức Anh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-buc-tranh-dac-biet-duoc-lam-tu-phe-lieu-o-ha-noi-post1194971.html