Những cải tiến giúp khẩu tiểu liên M16 tồn tại hơn 50 năm qua

Câu chuyện thành công về khẩu tiểu liên M16 sau chiến tranh Việt Nam là việc nâng cấp thành công vũ khí, có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhiều nhu cầu và nhiệm vụ.

Súng tiểu liên M16 đã được Quân đội Mỹ sử dụng liên tục trong hơn 50 năm qua; đây là một vũ khí bộ binh đã được thử thách qua thời gian, tin cậy và vẫn còn khả năng cải tiến dưới dạng thay đổi về cỡ nòng hoặc hệ thống trích khí. Ảnh: Lính Mỹ tham chiến ở chiến trường Việt Nam với súng tiểu liên M16 - Nguồn: Wikipedia.

Súng tiểu liên M16 đã được Quân đội Mỹ sử dụng liên tục trong hơn 50 năm qua; đây là một vũ khí bộ binh đã được thử thách qua thời gian, tin cậy và vẫn còn khả năng cải tiến dưới dạng thay đổi về cỡ nòng hoặc hệ thống trích khí. Ảnh: Lính Mỹ tham chiến ở chiến trường Việt Nam với súng tiểu liên M16 - Nguồn: Wikipedia.

Những cải tiến như vậy có thể đảm bảo cho tiểu liên M16 vẫn là vũ khí bộ binh chủ yếu của Quân đội Mỹ trong khoảng 20 năm nữa hoặc hơn, khiến nó trở thành một trong những vũ khí bộ binh tồn tại lâu nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Ảnh: Từ trên xuống dưới M16A1, M16A2, M4, M16A4 - Nguồn: Wikipedia.

Những cải tiến như vậy có thể đảm bảo cho tiểu liên M16 vẫn là vũ khí bộ binh chủ yếu của Quân đội Mỹ trong khoảng 20 năm nữa hoặc hơn, khiến nó trở thành một trong những vũ khí bộ binh tồn tại lâu nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Ảnh: Từ trên xuống dưới M16A1, M16A2, M4, M16A4 - Nguồn: Wikipedia.

Vào đầu những năm 1980, Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ quyết định nâng cấp tiểu liên M16A1. Kết quả là một phiên bản cải tiến có tên là M16A2, tiếp sau này là M16A3, M16A4 và phiên bản carbine M4A1 nhỏ gọn hơn. Ảnh: Tiểu liên M16A1 - Nguồn: Wikipedia.

Vào đầu những năm 1980, Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ quyết định nâng cấp tiểu liên M16A1. Kết quả là một phiên bản cải tiến có tên là M16A2, tiếp sau này là M16A3, M16A4 và phiên bản carbine M4A1 nhỏ gọn hơn. Ảnh: Tiểu liên M16A1 - Nguồn: Wikipedia.

Quân đội Mỹ quyết định trang bị súng M16 vào đầu thập niên 1960, sau khi Liên Xô và đồng minh của họ trang bị đại trà tiểu liên AK-47; việc đưa vào trang bị M16 cũng là bước đánh dấu việc Quân đội Mỹ bỏ khái niệm súng trường chiến đấu có cỡ nòng lớn, tầm bắn xa để chuyển sang một loại vũ khí nhẹ hơn, nhỏ gọn hơn và bắn được loại đạn nhỏ hơn. Ảnh: Tiểu liên M-16A1 và AK-47 - Nguồn: Wikipedia.

Quân đội Mỹ quyết định trang bị súng M16 vào đầu thập niên 1960, sau khi Liên Xô và đồng minh của họ trang bị đại trà tiểu liên AK-47; việc đưa vào trang bị M16 cũng là bước đánh dấu việc Quân đội Mỹ bỏ khái niệm súng trường chiến đấu có cỡ nòng lớn, tầm bắn xa để chuyển sang một loại vũ khí nhẹ hơn, nhỏ gọn hơn và bắn được loại đạn nhỏ hơn. Ảnh: Tiểu liên M-16A1 và AK-47 - Nguồn: Wikipedia.

Tiểu liên M16 do hãng Colt cải tiến từ súng AR-15 của hãng Armalite, khi đưa vào sử dụng, súng đã xảy ra nhiều trục trặc, nổi tiếng là không đáng tin cậy, một tiếng xấu cho đến ngày nay đối với khẩu súng này. Đến năm 1970, một phiên bản mới của M16 là M16A1 đã giải quyết được những vấn đề trục trặc nghiêm trọng nhất của khẩu M16. Ảnh: Một lính Mỹ đang đánh vật với khẩu M16 vì kẹt đạn - Nguồn: Wikipedia.

Tiểu liên M16 do hãng Colt cải tiến từ súng AR-15 của hãng Armalite, khi đưa vào sử dụng, súng đã xảy ra nhiều trục trặc, nổi tiếng là không đáng tin cậy, một tiếng xấu cho đến ngày nay đối với khẩu súng này. Đến năm 1970, một phiên bản mới của M16 là M16A1 đã giải quyết được những vấn đề trục trặc nghiêm trọng nhất của khẩu M16. Ảnh: Một lính Mỹ đang đánh vật với khẩu M16 vì kẹt đạn - Nguồn: Wikipedia.

Việc thiếu lớp mạ crom chống ăn mòn, các chốt cài bằng nhựa mỏng, các chi tiết dễ bị gỉ sét và việc sử dụng thuốc phóng chất lượng kém đã khiến 30% số M16 trong các đơn vị chiến đấu được coi là không thể sử dụng được. M16A1 đã khắc phục hầu hết các vấn đề này và được cấp lại cho các binh sĩ trên chiến trường. Ảnh: Lính Mỹ với khẩu M16 trong chiến tranh tại Việt Nam - Nguồn: Wikipedia.

Việc thiếu lớp mạ crom chống ăn mòn, các chốt cài bằng nhựa mỏng, các chi tiết dễ bị gỉ sét và việc sử dụng thuốc phóng chất lượng kém đã khiến 30% số M16 trong các đơn vị chiến đấu được coi là không thể sử dụng được. M16A1 đã khắc phục hầu hết các vấn đề này và được cấp lại cho các binh sĩ trên chiến trường. Ảnh: Lính Mỹ với khẩu M16 trong chiến tranh tại Việt Nam - Nguồn: Wikipedia.

Nhà sản xuất Colt và Quân đội Mỹ tiếp tục chế tạo M16A1, biến nó trở thành một vũ khí nguy hiểm hơn. Năm 1969 đưa vào sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên thay cho hộp tiếp đạn 20 viên ban đầu, làm cho số hỏa lực trong một lần phải thay hộp tiếp đạn tăng lên. Ảnh: Tiểu liên M16A1 với hộp tiếp đạn 30 viên - Nguồn: Wikipedia.

Nhà sản xuất Colt và Quân đội Mỹ tiếp tục chế tạo M16A1, biến nó trở thành một vũ khí nguy hiểm hơn. Năm 1969 đưa vào sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên thay cho hộp tiếp đạn 20 viên ban đầu, làm cho số hỏa lực trong một lần phải thay hộp tiếp đạn tăng lên. Ảnh: Tiểu liên M16A1 với hộp tiếp đạn 30 viên - Nguồn: Wikipedia.

Cũng từ năm 1963, Quân đội Mỹ đã có ý tưởng trang bị súng phóng lựu 40 mm cho M16; vào tháng 12/1966, khẩu súng phóng lựu nòng trơn XM148 đầu tiên đã được chuyển đến chiến trường Việt Nam. XM148 bắn phát một, nạp đạn phía sau và nó chỉ tồn tại được 5 tháng, sau đó được kết luận rằng, nó “không đạt yêu cầu để sử dụng trong chiến đấu”. Ảnh: Súng phóng lựu XM148 - Nguồn: Wikipedia.

Cũng từ năm 1963, Quân đội Mỹ đã có ý tưởng trang bị súng phóng lựu 40 mm cho M16; vào tháng 12/1966, khẩu súng phóng lựu nòng trơn XM148 đầu tiên đã được chuyển đến chiến trường Việt Nam. XM148 bắn phát một, nạp đạn phía sau và nó chỉ tồn tại được 5 tháng, sau đó được kết luận rằng, nó “không đạt yêu cầu để sử dụng trong chiến đấu”. Ảnh: Súng phóng lựu XM148 - Nguồn: Wikipedia.

Đến năm 1969, Quân đội Mỹ đã chọn loại súng phóng lựu mới là M203, đáp ứng được yêu cầu chiến đấu và phục vụ đến tận năm 2010, sau đó được thay thế bằng khẩu M320 do Heckler và Koch thiết kế. Ảnh: Súng M-16 (trên) gắn súng phóng lựu M320 - Nguồn: Wikipedia.

Đến năm 1969, Quân đội Mỹ đã chọn loại súng phóng lựu mới là M203, đáp ứng được yêu cầu chiến đấu và phục vụ đến tận năm 2010, sau đó được thay thế bằng khẩu M320 do Heckler và Koch thiết kế. Ảnh: Súng M-16 (trên) gắn súng phóng lựu M320 - Nguồn: Wikipedia.

Năm 1981, Quân đội Mỹ tiến hành cải tiến phiên bản M16A1 với những cải tiến như loa che lửa kiểu mới, có thể lắp được bộ phận giảm thanh; nòng súng dày hơn, trang bị ống ngắm quang học và báng súng ngắn hơn. Ngoài ra có cải tiến quan trọng là thêm chế độ bắn 3 viên, thay vì chỉ có chế độ liên thanh như trước, giúp tiết kiệm đạn trong chiến đấu. Ảnh: Súng M16A2 trong diễn tập quân sự tại Hawaii 2003 - Nguồn: Wikipedia.

Năm 1981, Quân đội Mỹ tiến hành cải tiến phiên bản M16A1 với những cải tiến như loa che lửa kiểu mới, có thể lắp được bộ phận giảm thanh; nòng súng dày hơn, trang bị ống ngắm quang học và báng súng ngắn hơn. Ngoài ra có cải tiến quan trọng là thêm chế độ bắn 3 viên, thay vì chỉ có chế độ liên thanh như trước, giúp tiết kiệm đạn trong chiến đấu. Ảnh: Súng M16A2 trong diễn tập quân sự tại Hawaii 2003 - Nguồn: Wikipedia.

Phiên bản cải tiến có tên là M16A2 và nhanh chóng trở thành vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ; những khẩu M16A2 đã tham gia cuộc xâm lược của Mỹ vào Panama năm 1991, chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 năm 1991; cuộc chiến ở Somalia năm 1993, sau đó Haiti. Ảnh: Lính Mỹ với tiểu liên M16A2 - Nguồn: Wikipedia.

Phiên bản cải tiến có tên là M16A2 và nhanh chóng trở thành vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ; những khẩu M16A2 đã tham gia cuộc xâm lược của Mỹ vào Panama năm 1991, chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 năm 1991; cuộc chiến ở Somalia năm 1993, sau đó Haiti. Ảnh: Lính Mỹ với tiểu liên M16A2 - Nguồn: Wikipedia.

Năm 1999, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng một phiên bản mới của M-16 cho các đơn vị chiến đấu, đó là khẩu M4 carbine. Phần lớn khẩu M4 là M16A2, nhưng với nòng ngắn hơn (nòng M4 là 36,83 cm; nòng của M16A2 là 50,8 cm) và báng súng có thể gấp lại. Ảnh: Tiểu liên M4 carbine - Nguồn: Wikipedia.

Năm 1999, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng một phiên bản mới của M-16 cho các đơn vị chiến đấu, đó là khẩu M4 carbine. Phần lớn khẩu M4 là M16A2, nhưng với nòng ngắn hơn (nòng M4 là 36,83 cm; nòng của M16A2 là 50,8 cm) và báng súng có thể gấp lại. Ảnh: Tiểu liên M4 carbine - Nguồn: Wikipedia.

Một cải tiến lớn được áp dụng với khẩu các-bin M4 là loại bỏ tay xách của khẩu M16 truyền thống, thay vào đó là ray Picatinny để gắn kính ngắm quang học, đèn chiếu sáng và thiết bị ngắm laser. Những phụ kiện này đã giúp việc xạ kích trở lên nhanh chóng và chính xác hơn. Ảnh: Lính Mỹ với M4 carbine - Nguồn: Wikipedia.

Một cải tiến lớn được áp dụng với khẩu các-bin M4 là loại bỏ tay xách của khẩu M16 truyền thống, thay vào đó là ray Picatinny để gắn kính ngắm quang học, đèn chiếu sáng và thiết bị ngắm laser. Những phụ kiện này đã giúp việc xạ kích trở lên nhanh chóng và chính xác hơn. Ảnh: Lính Mỹ với M4 carbine - Nguồn: Wikipedia.

Hải quân Mỹ đã đặt hàng số lượng nhỏ một phiên bản mới gọi là M16A3, phần lớn giống với M16A2, ngoại trừ nó bắn hoàn toàn tự động. Vào năm 1997, Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã trang bị M16A4, đây là phiên bản cải tiến của M16A2 với loa giảm giật và ray Picatinny kiểu mới. Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ tập bắn M16A3 - Nguồn: Wikipedia.

Hải quân Mỹ đã đặt hàng số lượng nhỏ một phiên bản mới gọi là M16A3, phần lớn giống với M16A2, ngoại trừ nó bắn hoàn toàn tự động. Vào năm 1997, Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã trang bị M16A4, đây là phiên bản cải tiến của M16A2 với loa giảm giật và ray Picatinny kiểu mới. Ảnh: Thủy quân Lục chiến Mỹ tập bắn M16A3 - Nguồn: Wikipedia.

Phiên bản M16A4 mặc dù được đưa vào sử dụng rộng rãi, nhưng Lục quân Mỹ sử dụng nó với số lượng ít hơn mà thích khẩu M4 carbine hơn; nhưng Thủy quân lục chiến Mỹ thích sử dụng khẩu M16A4 và bây giờ sử dụng vũ khí hỗn hợp giữa M4 và M16A4. Ảnh: M16A4 với kính ngắm ACOG, ray Picatinny và chân chống - Nguồn: Wikipedia.

Phiên bản M16A4 mặc dù được đưa vào sử dụng rộng rãi, nhưng Lục quân Mỹ sử dụng nó với số lượng ít hơn mà thích khẩu M4 carbine hơn; nhưng Thủy quân lục chiến Mỹ thích sử dụng khẩu M16A4 và bây giờ sử dụng vũ khí hỗn hợp giữa M4 và M16A4. Ảnh: M16A4 với kính ngắm ACOG, ray Picatinny và chân chống - Nguồn: Wikipedia.

Video Khẩu súng hội tụ ưu thế của cả M16 và AK-47? - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-cai-tien-giup-khau-tieu-lien-m16-ton-tai-hon-50-nam-qua-1424385.html