Những cải tiến giúp súng chống tăng RPG-7 vẫn còn 'sức sống' trên chiến trường

Mặc dù ra đời gần 60 năm, nhưng nhờ những cải tiến nên súng chống tăng RPG-7 (Việt Nam thường gọi là B-41) vẫn có sức sống mãnh liệt, và là vũ khí chống tăng có sức hủy diệt ngang với một khẩu pháo cỡ trung bình.

 Súng chống tăng RPG-7 được cấu tạo theo nguyên lý phản lực, sử dụng đạn lớn hơn cỡ nòng; đây là vũ khí được thiết kế có độ hoàn thiện cao và trên thực tế là về phần súng, không cần bất cứ sửa đổi nào. Ảnh: Một lính Nga đang sử dụng súng chống tăng RPG-7 với thước ngắm cơ khí nguyên bản. Nguồn: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

Súng chống tăng RPG-7 được cấu tạo theo nguyên lý phản lực, sử dụng đạn lớn hơn cỡ nòng; đây là vũ khí được thiết kế có độ hoàn thiện cao và trên thực tế là về phần súng, không cần bất cứ sửa đổi nào. Ảnh: Một lính Nga đang sử dụng súng chống tăng RPG-7 với thước ngắm cơ khí nguyên bản. Nguồn: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

Năm 1963, lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô được trang bị súng phóng lựu cải tiến RPG-7D. Sự khác biệt của nó là ở thiết kế có thể tháo rời của ống phóng, còn các chi tiết khác giữ nguyên. Ảnh: Phiên bản RPG-7D dùng cho lực lượng ĐBĐK, với ống phóng có thể tháo rời. Nguồn: Wikimedia Commons

Năm 1963, lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô được trang bị súng phóng lựu cải tiến RPG-7D. Sự khác biệt của nó là ở thiết kế có thể tháo rời của ống phóng, còn các chi tiết khác giữ nguyên. Ảnh: Phiên bản RPG-7D dùng cho lực lượng ĐBĐK, với ống phóng có thể tháo rời. Nguồn: Wikimedia Commons

Từ năm 2009 công ty Airtronic của Mỹ đã sản xuất RPG-7 với những sửa đổi nhỏ bên ngoài để phù hợp hơn với người sử dụng. PRG-7 của Airtronic sử dụng rộng rãi vật liệu nhựa; các ray Picatinny được bố trí cả phía trên và dưới ống phóng; hình dáng tay cầm cũng thay đổi và tay cầm phụ thậm chí còn có thể dễ dàng tháo lắp, nhờ ray Picatinny. Ảnh: Khẩu RPG-7 do công ty Airtronic USA sản xuất. Nguồn: Airtronic-usa

Từ năm 2009 công ty Airtronic của Mỹ đã sản xuất RPG-7 với những sửa đổi nhỏ bên ngoài để phù hợp hơn với người sử dụng. PRG-7 của Airtronic sử dụng rộng rãi vật liệu nhựa; các ray Picatinny được bố trí cả phía trên và dưới ống phóng; hình dáng tay cầm cũng thay đổi và tay cầm phụ thậm chí còn có thể dễ dàng tháo lắp, nhờ ray Picatinny. Ảnh: Khẩu RPG-7 do công ty Airtronic USA sản xuất. Nguồn: Airtronic-usa

Thiết kế nhằm giảm trọng lượng của súng cũng được các nhà sản xuất chú ý, một phiên bản hạng nhẹ của RPG-7 là mẫu Mk 777 với ống phóng bằng thép và sợi thủy tinh, lớp ốp ngoài bằng vật liệu composite, do vậy trọng lượng của súng chỉ còn 3,5 kg. Về cấu tạo bên trong vẫn giữ nguyên như phiên bản gốc. Ảnh: Khẩu RPG-7 do công ty Airtronic USA sản xuất. Nguồn: Airtronic-usa

Thiết kế nhằm giảm trọng lượng của súng cũng được các nhà sản xuất chú ý, một phiên bản hạng nhẹ của RPG-7 là mẫu Mk 777 với ống phóng bằng thép và sợi thủy tinh, lớp ốp ngoài bằng vật liệu composite, do vậy trọng lượng của súng chỉ còn 3,5 kg. Về cấu tạo bên trong vẫn giữ nguyên như phiên bản gốc. Ảnh: Khẩu RPG-7 do công ty Airtronic USA sản xuất. Nguồn: Airtronic-usa

Khi mới ra đời năm 1961, RPG-7 sử dụng đạn lõm đường kính 85 mm PG-7V với khối lượng 2,2 kg, xuyên được 260 mm thép. Vào cuối những năm 1960, đạn PG-7VM đã được chế tạo với ngòi nổ cải tiến, đường kính đạn giảm xuống còn 70 mm, nhưng có khả năng xuyên thép tới 300 mm. Ảnh: Các loại đạn cải tiến dùng cho súng RPG-7: 1/ Đạn Tandem chống tăng; 2; Đạn nổ phá phân mảnh; 3/ Đạn nhiệt áp

Khi mới ra đời năm 1961, RPG-7 sử dụng đạn lõm đường kính 85 mm PG-7V với khối lượng 2,2 kg, xuyên được 260 mm thép. Vào cuối những năm 1960, đạn PG-7VM đã được chế tạo với ngòi nổ cải tiến, đường kính đạn giảm xuống còn 70 mm, nhưng có khả năng xuyên thép tới 300 mm. Ảnh: Các loại đạn cải tiến dùng cho súng RPG-7: 1/ Đạn Tandem chống tăng; 2; Đạn nổ phá phân mảnh; 3/ Đạn nhiệt áp

Loại đạn tiếp theo của PRG-7 là PG-7VS, có khả năng xuyên thép tới 400 mm, nhưng cỡ đạn quay trở lại là 80 mm. Vào cuối những năm 1970, đạn PG-7VL "Luch" với đầu đạn cỡ 93 mm được đưa vào sử dụng, nó có thể xuyên được 500 mm giáp. Ảnh: Súng và đạn của khẩu RPG-7 - Nguồn: Wikipedia

Loại đạn tiếp theo của PRG-7 là PG-7VS, có khả năng xuyên thép tới 400 mm, nhưng cỡ đạn quay trở lại là 80 mm. Vào cuối những năm 1970, đạn PG-7VL "Luch" với đầu đạn cỡ 93 mm được đưa vào sử dụng, nó có thể xuyên được 500 mm giáp. Ảnh: Súng và đạn của khẩu RPG-7 - Nguồn: Wikipedia

Sự ra đời của giáp phản ứng nổ vào thập niên 1980 đã dẫn đến ra đời của đạn nổ nối tiếp (đầu đạn Tandem) PG-7VR. Đạn PG-7VR có trọng lượng đến 4,6 kg và đường kính đạn là 105 mm. Khi bắn trúng mục tiêu, đầu nổ đầu tiên kích hoạt phá vỡ lớp giáp phản ứng nổ, sau đó đầu nổ chính mới hoạt động và có khả năng xuyên thủng tới 650 mm giáp. Tuy nhiên, sự gia tăng sức mạnh đi kèm với việc giảm tầm bắn. Ảnh: Đạn PG-7VR - Nguồn: Wkipedia.

Sự ra đời của giáp phản ứng nổ vào thập niên 1980 đã dẫn đến ra đời của đạn nổ nối tiếp (đầu đạn Tandem) PG-7VR. Đạn PG-7VR có trọng lượng đến 4,6 kg và đường kính đạn là 105 mm. Khi bắn trúng mục tiêu, đầu nổ đầu tiên kích hoạt phá vỡ lớp giáp phản ứng nổ, sau đó đầu nổ chính mới hoạt động và có khả năng xuyên thủng tới 650 mm giáp. Tuy nhiên, sự gia tăng sức mạnh đi kèm với việc giảm tầm bắn. Ảnh: Đạn PG-7VR - Nguồn: Wkipedia.

Không chỉ dừng lại ở khả năng chống tăng, vào cuối thập niên 1980, một loạt đạn chống bộ binh dùng cho PRG-7 đã được đưa vào sử dụng, trong đó có đạn nhiệt áp TBG-7V có bán kính phá hủy từ 8-10 m; vài năm sau đó, một đầu đạn OG-7V với đầu đạn phân mảnh, chứa 400 g thuốc nổ đã xuất hiện. Ảnh: Đạn nhiệt áp TBG-7V - Nguồn: Wkipedia.

Không chỉ dừng lại ở khả năng chống tăng, vào cuối thập niên 1980, một loạt đạn chống bộ binh dùng cho PRG-7 đã được đưa vào sử dụng, trong đó có đạn nhiệt áp TBG-7V có bán kính phá hủy từ 8-10 m; vài năm sau đó, một đầu đạn OG-7V với đầu đạn phân mảnh, chứa 400 g thuốc nổ đã xuất hiện. Ảnh: Đạn nhiệt áp TBG-7V - Nguồn: Wkipedia.

Không chỉ Nga, các công ty nước ngoài cũng đã cố gắng phát triển các loại đạn của riêng họ cho RPG-7. Công ty Airtronic của Mỹ sản xuất đạn nổ lõm SR-H1 có cỡ 93 mm, khối lượng 3,82 kg, có khả năng xuyên được 500 mm giáp. Ảnh: Lính Mỹ sử dụng súng RPG-7 – Nguồn: Fineart.

Không chỉ Nga, các công ty nước ngoài cũng đã cố gắng phát triển các loại đạn của riêng họ cho RPG-7. Công ty Airtronic của Mỹ sản xuất đạn nổ lõm SR-H1 có cỡ 93 mm, khối lượng 3,82 kg, có khả năng xuyên được 500 mm giáp. Ảnh: Lính Mỹ sử dụng súng RPG-7 – Nguồn: Fineart.

Một chi tiết cũng được quan tâm cải tiến đó là hệ thống kính ngắm quang học của súng, giúp nâng cao mức chính xác; đồng thời kính ngắm mới phù hợp với những loại đạn mới, giúp xạ thủ nhanh chóng khóa mục tiêu và khai hỏa. Ảnh: Kính ngắm thế hệ đầu tiên PGO-7 - Nguồn: Wkipedia.

Một chi tiết cũng được quan tâm cải tiến đó là hệ thống kính ngắm quang học của súng, giúp nâng cao mức chính xác; đồng thời kính ngắm mới phù hợp với những loại đạn mới, giúp xạ thủ nhanh chóng khóa mục tiêu và khai hỏa. Ảnh: Kính ngắm thế hệ đầu tiên PGO-7 - Nguồn: Wkipedia.

Sửa đổi đầu tiên về kính ngắm là PGO-7V là sửa đổi thang đo cự ly, căn cứ vào chiều cao của mục tiêu. Đến đầu những năm 1970, PRG-7 được trang bị kính ngắm ban đêm đầu tiên là PGN-1 và NSPU (M), có thể phát hiện mục tiêu là xe tăng ở cự ly lên đến 500-600 m vào ban đêm. Ảnh: Súng RPG-7 với kính ngắm PGN-1 - Nguồn: Wkipedia.

Sửa đổi đầu tiên về kính ngắm là PGO-7V là sửa đổi thang đo cự ly, căn cứ vào chiều cao của mục tiêu. Đến đầu những năm 1970, PRG-7 được trang bị kính ngắm ban đêm đầu tiên là PGN-1 và NSPU (M), có thể phát hiện mục tiêu là xe tăng ở cự ly lên đến 500-600 m vào ban đêm. Ảnh: Súng RPG-7 với kính ngắm PGN-1 - Nguồn: Wkipedia.

Vào đầu thập niên 1990 và 2000, với sự ra đời của các loại đạn mới, đã ra đời kính ngắm vạn năng UP-7V. Với sự trợ giúp của UP-7V, RPG-7 có thể sử dụng hiệu quả các loại đạn phân mảnh và nhiệt áp ở cự ly bắn xa hơn. Đối với đạn TBG-7V, tầm bắn tăng từ 200 lên 550 m, đối với đạn OG-7V, từ 350 lên 700 m. Ảnh: Súng RPG-7 với ống ngắm UP-7V. Ảnh Vitalykuzmin.net

Vào đầu thập niên 1990 và 2000, với sự ra đời của các loại đạn mới, đã ra đời kính ngắm vạn năng UP-7V. Với sự trợ giúp của UP-7V, RPG-7 có thể sử dụng hiệu quả các loại đạn phân mảnh và nhiệt áp ở cự ly bắn xa hơn. Đối với đạn TBG-7V, tầm bắn tăng từ 200 lên 550 m, đối với đạn OG-7V, từ 350 lên 700 m. Ảnh: Súng RPG-7 với ống ngắm UP-7V. Ảnh Vitalykuzmin.net

Các quốc gia khác ngoài nước Nga cũng nỗ lực cải tiến thiết bị ngắm của súng RPG-7. Vào năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế Belarus đã trình làng súng phóng lựu Ovod-R; đó là một khẩu súng phóng lựu PRG-7 thông thường, nhưng được trang bị kính ngắm "thông minh" PD-7. Ảnh: PRG-7 của Belarus với ống ngắm PD-7. Nguồn: Naviny.by

Các quốc gia khác ngoài nước Nga cũng nỗ lực cải tiến thiết bị ngắm của súng RPG-7. Vào năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế Belarus đã trình làng súng phóng lựu Ovod-R; đó là một khẩu súng phóng lựu PRG-7 thông thường, nhưng được trang bị kính ngắm "thông minh" PD-7. Ảnh: PRG-7 của Belarus với ống ngắm PD-7. Nguồn: Naviny.by

Kính ngắm "thông minh" PD-7 được trang bị hệ thống ngắm quang điện tử với kênh ngày và máy đo xa laser (kênh ban đêm được cung cấp kèm theo phụ kiện riêng), cùng một bộ cảm biến thời tiết và máy tính đường đạn. Có thông tin cho biết, PD-7 có khả năng tính toán chính xác dữ liệu của mục tiêu và cung cấp hỏa lực hiệu quả hơn với tất cả các phát bắn tương thích. Ảnh: Binh lính Nga sử dụng kính ngắm ban đêm của PRG-7 – Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga

Kính ngắm "thông minh" PD-7 được trang bị hệ thống ngắm quang điện tử với kênh ngày và máy đo xa laser (kênh ban đêm được cung cấp kèm theo phụ kiện riêng), cùng một bộ cảm biến thời tiết và máy tính đường đạn. Có thông tin cho biết, PD-7 có khả năng tính toán chính xác dữ liệu của mục tiêu và cung cấp hỏa lực hiệu quả hơn với tất cả các phát bắn tương thích. Ảnh: Binh lính Nga sử dụng kính ngắm ban đêm của PRG-7 – Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga

Sự đơn giản trong thiết kế của PRG-7 và các loại đạn của nó, khiến nó có thể tiến hành hiện đại hóa mà không gặp bất kỳ khó khăn nào và thu được nhiều kết quả; đây là các đặc tính chính đã giúp súng phóng lựu RPG-7 trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Loại vũ khí này đã được sử dụng gần 60 năm và khó có thể rời khỏi biên chế trong tương lai gần. Ảnh: Một chiến binh Syria đang sử dụng PRG-7 bắn về phía quân đội chính phủ Syria – Nguồn: AP

Sự đơn giản trong thiết kế của PRG-7 và các loại đạn của nó, khiến nó có thể tiến hành hiện đại hóa mà không gặp bất kỳ khó khăn nào và thu được nhiều kết quả; đây là các đặc tính chính đã giúp súng phóng lựu RPG-7 trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Loại vũ khí này đã được sử dụng gần 60 năm và khó có thể rời khỏi biên chế trong tương lai gần. Ảnh: Một chiến binh Syria đang sử dụng PRG-7 bắn về phía quân đội chính phủ Syria – Nguồn: AP

Video Súng chống tăng RPG-7 - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-cai-tien-giup-sung-chong-tang-rpg-7-van-con-suc-song-tren-chien-truong-1434922.html