Những cán bộ người dân tộc thiểu số gương mẫu, nhiệt tình với công việc

Năm 2018, với uy tín của mình, đồng chí Đinh Thị Văn là người phụ nữ dân tộc Mường đầu tiên được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã Cúc Phương (huyện Nho Quan). Trên cương vị được Đảng và nhân dân giao phó, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết trong mọi công việc, nhiệm vụ, được cán bộ và nhân dân trong xã quý trọng, yêu mến.

Bí thư Đảng ủy xã Cúc Phương Đinh Thị Văn trong một buổi tiếp công dân.

Cúc Phương là mộtxã vùng cao với gần 90% là đồng bào dân tộc Mường, điều kiện kinh tế còn nhiêùkhó khăn, thêm vào đó là trình độ dân trí không đồng đều, phong tục, tập quáncủa đồng bào dân tộc cũng có nhiều điểm đặc thù, do vậy để lãnh đạo, chỉ đạophát triển kinh tế-xã hội không phải lúc nào cũng thuận lợi. Tuy nhiên, sinh ralớn lên tại bản Mường nên đồng chí Đinh Thị Văn hiểu rất rõ nơi mình sinh ra,lớn lên, nhất là phong tục tập quán của bà con, chính vì vậy đồng chí luôn nhậnđược sự đồng lòng ủng hộ của người dân xã Cúc Phương.

Đặc biệt, học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy xã CúcPhương và tập thể lãnh đạo xã luôn trăn trở: Phải làm sao cho “miền núi tiếnkịp miền xuôi”, nhân dân được ấm no, trẻ em được đến trường... Không trông chờ,ỉ nại vào Nhà nước, những năm qua, Cúc Phương đã phát huy nội lực, chủ độngphát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Với điều kiện tựnhiên đồi, rừng và núi, xã đã khuyến khích nhân dân phát triển các mô hình connuôi đặc sản, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năngsuất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, chăn nuôi các con đặc sản của địa phươngphát triển khá mạnh. Toàn xã có hơn 500 con hươu sinh sản, lấy nhung và lâýthịt. Mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 320 kg nhung hươu, thu về trên 6 tỷđồng.

Ngoài nuôi hươu,hiện tại ở xã Cúc Phương duy trì nhiều con nuôi có giá trị như: Hơn 1.200 contrâu, bò; gần 300 con nhím; hơn 700 con dê; trên 800 đàn ong... Tổng nguồn thutừ chăn nuôi trên địa bàn xã đạt trên 16 tỷ đồng/năm. Cùng với chăn nuôi, ngươìdân xã Cúc Phương còn đẩy mạnh phát triển cây lương thực và các loại cây côngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa như: mía, lạc, sắn, khoai sọ, cây ăn quả...

Bên cạnh đó, xãđã khuyến khích nhân dân chuyển đổi sang kinh doanh thương mại và dịch vụ, nhấtlà dịch vụ du lịch, góp phần tạo nguồn thu và việc làm cho lao động địa phương.Đến nay, toàn xã có khoảng 20 hộ tham gia vào các dịch vụ du lịch, góp phầntừng bước giảm số hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Tổng giá trị thunhập toàn xã năm 2018 ước đạt trên 77 tỷ đồng, bình quân giá trị 1 ha canh tácđạt 52 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 24 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộnghèo chỉ còn 7,55%, giảm nhiều so với những năm trước.

Thực hiện chươngtrình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã tiếp nhận xi măng để hỗ trợcho các thôn, bản làm 16 tuyến đường. Hiện nay, các tuyến đường giao thông ởcác thôn, bản trong xã cơ bản được cứng hóa, giao thông đi lại thuận tiện, đápứng tốt yêu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống dân sinh.

Đồng chí Đinh ThịVăn cho biết: Để đưa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước vào cuộc sống, để các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và thực hiện thì trướctiên bản thân người cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, gần gũi, lắng nghe ý kiếnđóng góp của nhân dân, nói đi đôi với làm. Sau khi bà con đã nắm được chủtrương chung thì đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, từng bướchình thành ý thức tự giác vì cộng đồng. Quy chế dân chủ được phát huy hiệu quảnên bà con xem việc chung cũng như việc nhà mình, tinh thần đoàn kết, tình làngnghĩa xóm càng thêm bền chặt.

Trong công tácxây dựng Đảng, Bí thư Đảng ủy xã Cúc Phương Đinh Thị Văn luôn quan tâm nâng caochất lượng sinh hoạt chi bộ, nhất là đối với chi bộ thôn, bản để bảo đảm tínhlãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu của từng chi bộ. Đảng ủy xã phân côngcác đồng chí Thường vụ phụ trách, dự sinh hoạt cùng các thôn trong xã. Bản thânBí thư Đảng ủy xã Đinh Thị Văn phụ trách những thôn, bản khó khăn nhất để lắngnghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân từ đó có giải pháp khắc phục kịpthời.

Theo đồng chíĐinh Thị Văn, muốn nhân dân tin tưởng, trước hết cán bộ phải gương mẫu. Do vậy,cán bộ xã phải cải tiến tác phong, lề lối làm việc. Việc duy trì thực hiệnnghiêm túc quy chế làm việc, đảm bảo chế độ họp, giao ban, xây dựng các nghịquyết lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địaphương luôn kịp thời, hiệu quả, những băn khoăn, thắc mắc của người dân luônđược quan tâm giải quyết dứt điểm, tạo sự đồng thuận cao…

* 26 năm giữ cươngvị Bí thư Chi bộ thôn Khánh Ninh, xã Yên Sơn (thành phố Tam Điệp), ông NguyễnVăn Viễn luôn được cấp ủy, chính quyền xã ghi nhận, đánh giá cao, người dântrong thôn quý mến.

Là Bí thư chi bôợ̉ thôn có hơn 400 nhân khẩu, trong đó có tới 3/4 số dân là người dân tộc Mường, cũng là đồngbào Công giáo, ông luôn tâm niệm lời Bác Hồ dạy về phát huy đại đoàn kết dântộc, đoàn kết lương-giáo. Từ việc nhỏ hay lớn, ông luôn chú trọng tìm hiểu,khảo sát thực tế, đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến của người dân. Đồng thời sâu sát,nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ, giải quyết những vấn đề vướng mắc, tranhchấp trong thôn một cách thấu tình, đạt lý.

Trước đây, cuộcsống của người dân thôn Khánh Ninh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kinh tế khókhăn, nhiều người vì thiếu kiến thức, thiếu vốn nên cứ quẩn quanh với ruộngvườn, chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất… Ông Viễn trăn trở: Nếu cứ tiếp tụcnhư vậy, bà con sẽ ngày càng tụt hậu. Vậy là, ông cùng hơn chục đảng viên trongChi bộ đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân trong thônchuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;thường xuyên thăm ruộng, hướng dẫn người dân sản xuất đúng lịch nông vụ, phòngtrừ sâu bệnh. Ngoài ra, ông và các cán bộ thôn còn vận động người dân vay cácnguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàngChính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất, vượt khó, vươn lên thoátnghèo. Nhờ đó, đời sống của bà con từng bước được cải thiện, số hộ nghèo giảmrõ rệt. Tuy nhiên, ông Viễn cho rằng: Mấu chốt để bà con thoát nghèo chính lànhờ các chính sách ưu đãi ngày càng được triển khai rộng rãi của Đảng, Nhànước, của địa phương.

Không chỉ chútrọng về phát triển kinh tế, ông Viễn còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thểtuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới,việc tang và lễ hội; từng bước xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dịđoan, vận động nhân dân giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dântộc... Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thườngxuyên hơn, thu hút đông đảo bà con tham gia. Ông Viễn chia sẻ: Công tác vậnđộng quần chúng ở cơ sở muốn đạt hiệu quả cao phải gần gũi, tôn trọng, lắngnghe ý kiến chính đáng của nhân dân, đúng như Bác Hồ đã căn dặn “lấy dân làmgốc”. Tuy nhiên, làm một mình thì không bao giờ hết việc nên chúng tôi thườngxuyên kết hợp với Ban công tác Mặt trận thôn, chính quyền thôn để vận động nhândân.

Đáng chú ý, mâýnăm trở lại đây, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với quyết tâmdám nghĩ, dám làm, ông Viễn cùng chính quyền thôn đã tổ chức họp dân để bànbạc, thống nhất, đồng thời đến từng nhà để tuyên truyền cho bà con hiểu về mụcđích và ý nghĩa của chương trình; vận động các gia đình đóng góp tiền xây dựngnhiều công trình; hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Cách làm mà ông Viễncho là hiệu quả nhất và đã được minh chứng bằng thực tiễn đó là “cán bộ đitrước, làng nước theo sau”. Ông đã vận động cán bộ, đảng viên trong thôn gươngmẫu hiến đất, đóng góp công sức, kinh phí làm trước, sau đó vận động người dân.Điều đáng mừng, sau một thời gian kêu gọi, thôn đã nhận được sự ủng hộ rấtnhiệt tình của bà con. Nhờ đó, 100% tuyến đường trên địa bàn đã được đổ bê tôngthay cho những con đường nhỏ hẹp lầy lội trước đây, cảnh quan, vệ sinh môitrường được quan tâm, tạo nên diện mạo mới cho địa phương… Được biết, mỗi lầnđược tuyên truyền, vận động, bà con dù chưa thực sự khá giả nhưng sẵn sàng đónggóp mỗi người hàng trăm nghìn đồng để xây dựng cổng làng, xây dựng đường giaothông.

Với sự đồng lòngấy, Khánh Ninh từ một thôn nghèo, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, người dân thunhập thấp, đến nay, bộ mặt nông thôn mới đã được khởi sắc, đường làng ngõ xómđi lại thuận lợi hơn… Trong sự đổi thay đó, bà con luôn ghi nhận những đóng gópthầm lặng, bền bỉ của người Bí thư chi bộ gương mẫu, nhiệt tình - ông NguyễnVăn Viễn.

* Những năm gầnđây, thôn Đồng Bài, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan đã không ngừng phát triển vềmọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Kết quả đócó sự đóng góp của ông Bùi Hồng Y - người Trưởng thôn gương mẫu, luôn đi đâùtrong các phong trào ở địa phương.

Ông Bùi Hồng Y với mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình.

Từ UBND xã, khôngkhó để tìm được đến nhà ông Bùi Hồng Y. Đón chúng tôi trong ngôi nhà 2 tầngkhang trang là người trưởng thôn có dáng người chắc khỏe, giọng nói trầm ấm. Làngười dân tộc Mường, sau 4 năm trong quân đội tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tạinước bạn Lào, năm 1985, ông Bùi Hồng Y rời quân ngũ trở về và tham gia công tácxã hội tại địa phương. Đến năm 2000, ông được nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởngthôn Đồng Bài.

Với suy nghĩ làmnhững việc gì có lợi cho dân, ông Y cùngBan chi ủy, Chi bộ thôn xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện mụctiêu “Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo quốc phòng,an ninh, xây dựng khu dân cư sạch, đẹp, văn minh”. Luôn quan niệm “nói phải điđôi với làm”, ông Y đã tuyên truyền, vận động người dân trong thôn phát triểnkinh tế, áp dụng KHKT vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ kémhiệu quả sang nuôi trồng, các giống cây và vật nuôi có giá trị kinh tế cao như:lúa nếp cái hoa vàng, cây keo, nuôi dê và ong lấy mật…, đây là những cây trồng,con nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

Theo ông Y chiasẻ, muốn vận động được người dân, bản thân mình phải là người gương mẫu. Ông đãmạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi mới đểphát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, gia đình ông đang nuôi hàng chục conlợn; 40 đàn ong mật; trồng 4 ha keo. Ngoài ra, gia đình ông còn mở thêm dịch vụxay xát lúa gạo để phục vụ nhu cầu người dân. Tổng thu nhập bình quân của giađình đạt khoảng 100-200 triệu đồng/năm.

Học tập mô hìnhphát triển kinh tế của gia đình ông Y, nhiều hộ dân đã nỗ lực phát triển kinhtế gia đình, góp sức vì sự phát triển chung của thôn. Hiện tại, thôn Đồng Bàichỉ còn 23 hộ nghèo/311 hộ dân, tỷ lệ hộ khá, giàu trong thôn đạt trên 60%,nhiều gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ nuôi dê và ong lấy mật.

Khi thu nhập củangười dân trong thôn ổn định, ông Y tiếp tục vận động người dân đóng góp kinhphí xây dựng các công trình phúc lợi. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới, ông đã vận động nhân dân hiến hàng nghìn m2 đất, đónggóp kinh phí và ngày công để xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn.Trong năm 2018-2019, nhờ hỗ trợ của Nhà nước và sự chung tay góp sức của nhândân địa phương, tuyến đường nối liền các trục đường chính của thôn, xóm đã sắpsửa hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 4 km, trị giá hàng trămtriệu đồng, tạo thuận tiện cho người dân trong việc đi lại, giao lưu văn hóa vàphát triển kinh tế.

Đồng chí NguyễnCông Hậu, Chủ tịch ủy ban MTTQ xã Quảng Lạc chia sẻ: Bằng sự tâm huyết và tinhthần trách nhiệm cao, ông Bùi Hồng Y luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ củangười dân trong thôn. Vì vậy, trong những năm qua, ông luôn hoàn thành xuất sắcmọi nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo mới, cuộc sống mơícho người dân ở thôn Đồng Bài.

Làm Trưởng thôn19 năm, hiện tại dù “tạm nghỉ để chăm lo mái ấm gia đình” nhưng ông Y vẫn tiếptục đảm nhận vai trò là Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn kiêm Chủ nhiệm CLBCồng chiêng xã Quảng Lạc. Là người có uy tín trong cộng đồng, ông thường xuyêncùng các đoàn thể trong thôn, xã kiên trì đến từng hộ gia đình vận động ngươìdân từ bỏ các hủ tục mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới văn minh. Bên cạnhđó, mỗi dịp Tết đến Xuân về, ông cũng là người chủ trì tổ chức các lễ hôịtruyền thống như hội đánh cồng chiêng, ném còn, hát du xuân…, tạo không khí ấmáp, gắn kết cộng đồng, giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoácủa đồng bào dân tộc Mường.

Với những đónggóp và ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng, ông Bùi Hồng Y được các cấp, cácngành trong tỉnh khen thưởng do có nhiều thành tích trong công tác xã hội vàphong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Nhóm tác giả: Phúc Nguyên, Đào Duy, MạnhTuấn

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhung-can-bo-nguoi-dan-toc-thieu-so-guong-mau-nhiet-tinh-voi-cong-viec-20191114092114273p12c18.htm