Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ 1-1-2020

Từ ngày 1-1-2020, cấm 'ma men' điều khiển phương tiện giao thông; Cấm hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi; Cấm công ty tài chính gọi điện đòi nợ người thân khác hàng; Phạm nhân cũng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện... Đều là điểm mới nổi bật trong những chính sách có hiệu lực từ ngày đầu năm 2020.

 Bắt đầu từ ngày 1-1-2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương, 36 điều chính thức có hiệu lực nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội

Bắt đầu từ ngày 1-1-2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương, 36 điều chính thức có hiệu lực nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội

 Tại Điều 5 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm. Đáng chú ý Luật "nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn", áp dụng với tất cả các phương tiện giao thông đường bộ (ôtô, xe máy, xe máy điện...) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn...)

Tại Điều 5 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm. Đáng chú ý Luật "nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn", áp dụng với tất cả các phương tiện giao thông đường bộ (ôtô, xe máy, xe máy điện...) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn...)

 Bên cạnh đó, những những người xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi; Người sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, mua, bán rượu, bia... cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật

Bên cạnh đó, những những người xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi; Người sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, mua, bán rượu, bia... cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật

 Khoản 7 Điều 32 của Luật quy định: "Không được mở các điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mần non, cơ sở giáo dục phổ thông"

Khoản 7 Điều 32 của Luật quy định: "Không được mở các điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mần non, cơ sở giáo dục phổ thông"

 Điều 32, khoản 6 có quy định: "Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia"

Điều 32, khoản 6 có quy định: "Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia"

 Ngày 1-1-2020, Luật Thi hành án hình sự 2019 gồm 16 chương, 207 điều cũng chính thức có hiệu lực với nhiều nội dung mới nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiễn công tác thi hành án, bảo đảm quyền lợi của phạm nhân, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013

Ngày 1-1-2020, Luật Thi hành án hình sự 2019 gồm 16 chương, 207 điều cũng chính thức có hiệu lực với nhiều nội dung mới nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiễn công tác thi hành án, bảo đảm quyền lợi của phạm nhân, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013

 Nổi bật trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 so với năm 2010 là đã bổ sung thêm 2 đối tượng được giam giữ riêng là Phạm nhân có con dưới 36 tháng theo mẹ vào trại giam và Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển giới, người chưa xác định rõ giới tính

Nổi bật trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 so với năm 2010 là đã bổ sung thêm 2 đối tượng được giam giữ riêng là Phạm nhân có con dưới 36 tháng theo mẹ vào trại giam và Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển giới, người chưa xác định rõ giới tính

 Trước đó, tại khoản 2 Điều 27 của Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định chỉ có 6 đối tượng được giam giữ riêng, gồm: Phạm nhân nữ; Phạm nhân là người chưa thành niên; Phạm nhân là người nước ngoài; Phạm nhân có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần (mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong thời gian chờ quyết định của Tòa án); Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam

Trước đó, tại khoản 2 Điều 27 của Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định chỉ có 6 đối tượng được giam giữ riêng, gồm: Phạm nhân nữ; Phạm nhân là người chưa thành niên; Phạm nhân là người nước ngoài; Phạm nhân có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần (mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong thời gian chờ quyết định của Tòa án); Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam

 Bên cạnh đó, Luật Thi hành án hình sự 2019 cũng bổ sung các nhóm quyền cho phạm nhân như: Được đề nghị đặc xá, bồi thường thiệt hại, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Bên cạnh đó, Luật Thi hành án hình sự 2019 cũng bổ sung các nhóm quyền cho phạm nhân như: Được đề nghị đặc xá, bồi thường thiệt hại, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

 Ngoài ra, trước đây theo quy định tại Điều 46 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 phạm nhân chỉ được nhận quà là tiền khi được gặp trực tiếp thân nhân. Thì nay tại khoản 4 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 đã chỉ rõ, phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi vào không quá 2 lần trong 1 tháng bằng đường bưu điện

Ngoài ra, trước đây theo quy định tại Điều 46 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 phạm nhân chỉ được nhận quà là tiền khi được gặp trực tiếp thân nhân. Thì nay tại khoản 4 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 đã chỉ rõ, phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi vào không quá 2 lần trong 1 tháng bằng đường bưu điện

 Luật Chăn nuôi 2018 số 32/2018/QH14 gồm 8 chương, 83 điều chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 thay thế Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 24-3-2004

Luật Chăn nuôi 2018 số 32/2018/QH14 gồm 8 chương, 83 điều chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 thay thế Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 24-3-2004

 So với Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004, Luật Chăn nuôi 2018 bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi và quy định đối xử nhân đạo với vật nuôi

So với Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004, Luật Chăn nuôi 2018 bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi và quy định đối xử nhân đạo với vật nuôi

 Cụ thể, tại Điều 69 về "Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi" quy định tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; Cung cấp đủ thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh; Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y; Đặc biệt không được đánh đập, hành hạ vật nuôi

Cụ thể, tại Điều 69 về "Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi" quy định tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; Cung cấp đủ thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh; Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y; Đặc biệt không được đánh đập, hành hạ vật nuôi

 Điều 71 quy định về “Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ” cũng quy định rõ cơ sở giết mổ vật nuôi phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; Cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ; Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; Phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; Không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ

Điều 71 quy định về “Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ” cũng quy định rõ cơ sở giết mổ vật nuôi phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; Cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ; Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; Phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; Không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ

 Từ ngày 1-1-2020, Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1-1-2020, Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực

 Theo đó, mức lương tối thiểu vùng 2020 sẽ được điều chỉnh cụ thể như sau: Vùng I, tăng từ 4,18 triệu VNĐ/ tháng lên 4,42 triệu VNĐ/ tháng; Vùng II, tăng từ 3,71 triệu VNĐ/tháng lên 3,92 triệu VNĐ/tháng; Vùng III, tăng từ 3,25 triệu VNĐ/tháng lên 3,43 triệu VNĐ/tháng; Vùng IV, tăng từ 2,92 triệu VNĐ/ tháng lên 3,07 triệu VNĐ/tháng

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng 2020 sẽ được điều chỉnh cụ thể như sau: Vùng I, tăng từ 4,18 triệu VNĐ/ tháng lên 4,42 triệu VNĐ/ tháng; Vùng II, tăng từ 3,71 triệu VNĐ/tháng lên 3,92 triệu VNĐ/tháng; Vùng III, tăng từ 3,25 triệu VNĐ/tháng lên 3,43 triệu VNĐ/tháng; Vùng IV, tăng từ 2,92 triệu VNĐ/ tháng lên 3,07 triệu VNĐ/tháng

 Như vậy, các doanh nghiệp bên cạnh việc điều chỉnh lương cho các trường hợp người lao động đang có mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng thì phải điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định

Như vậy, các doanh nghiệp bên cạnh việc điều chỉnh lương cho các trường hợp người lao động đang có mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng thì phải điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định

 Thông tư 18/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi Thông tư 43 năm 2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020

Thông tư 18/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi Thông tư 43 năm 2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020

 Thông tư 18 đã yêu cầu các công ty này không được sử dụng biện pháp đe dọa đối với khách hàng; Không nhắc nợ trong khoảng thời gian từ 7-21 giờ như trước đây. Ngoài ra còn nhiều điểm bổ sung đáng chú ý, như: Chỉ nhắc nợ đối với khách tối đa 5 lần/ngày; Bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật...

Thông tư 18 đã yêu cầu các công ty này không được sử dụng biện pháp đe dọa đối với khách hàng; Không nhắc nợ trong khoảng thời gian từ 7-21 giờ như trước đây. Ngoài ra còn nhiều điểm bổ sung đáng chú ý, như: Chỉ nhắc nợ đối với khách tối đa 5 lần/ngày; Bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật...

 Liên quan đến dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng, Thông tư 18 cũng quy định công ty tài chính phải giải thích trung thực các nội dung cơ bản của hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ. Trong khi trước đây chỉ giải thích khi có yêu cầu của khách hàng

Liên quan đến dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng, Thông tư 18 cũng quy định công ty tài chính phải giải thích trung thực các nội dung cơ bản của hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ. Trong khi trước đây chỉ giải thích khi có yêu cầu của khách hàng

Như Quỳnh (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-nhung-chinh-sach-moi-noi-bat-co-hieu-luc-tu-112020/838281.antd