Những chuyến hành trình 'Thống Nhất'
Đó là hành trình của con tàu mang tên 'Thống Nhất', vốn mang tên cũ là 'Kronprins Harald'. Năm 1975, khi về tới Việt Nam, tàu bắt đầu được khai thác với hành trình Hải Phòng - Sài Gòn và ngược lại, mỗi chuyến khoảng 4 ngày 3 đêm, với sức chứa gần 1 nghìn người cùng lỉnh kỉnh đủ thứ hàng hóa. Thủy thủ đoàn đa số là người Hải Phòng. 'Thống Nhất' từng là nhân chứng biết bao cuộc hội ngộ trong nước mắt của đồng bào hai miền Nam - Bắc sau hơn 20 năm chia cắt. Cái tên đó cũng được đặt cho đoàn tàu 'Thống Nhất', chạy liền từ Bắc vào Nam, và năm 1978, nhạc sĩ Cát Vận cùng đoàn công tác lần đầu tiên vào Nam. Khi ngang qua bán đảo Sơn Trà, từ đây nhìn ra biển Đà Nẵng, phía bên kia là một dải đất liền xanh vời vợi, bình yên đến nao lòng. Một giai điệu chợt vút lên, đó là 'Tình yêu của biển'.
Con tàu thủy mang tên “Thống Nhất” được đóng vào tháng 4/1961 tại Tây Đức với tên gọi ban đầu là “Kronprins Harald” (tức “Hoàng tử Harald”). Nó là người anh em song sinh với tàu “Princesse Ragnhild” (tức “Công chúa Ragnhild”). Khi hạ thủy, nó thuộc sở hữu của Công ty Jahre Line, có nhiệm vụ chuyên chở khoảng 580 hành khách mỗi chuyến trên hải trình từ Oslo (Na Uy) đến Kiel (thành phố cảng nằm trên biển Baltic của Đức).
Năm 1975, khi về tới Việt Nam, tàu bắt đầu được khai thác với hành trình Hải Phòng - Sài Gòn và ngược lại, mỗi chuyến khoảng 4 ngày 3 đêm, với sức chứa gần 1 nghìn người cùng lỉnh kỉnh đủ thứ hàng hóa. Thủy thủ đoàn đa số là người Hải Phòng. “Thống Nhất” từng là nhân chứng biết bao cuộc hội ngộ trong nước mắt của đồng bào hai miền Nam Bắc sau hơn 20 năm chia cắt.
Đây là đoạn băng duy nhất còn ghi lại giọng đọc của thi sĩ Xuân Quỳnh, bài thơ “Hát với con tàu”, được tìm thấy trong kho lưu trữ của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Theo chân con tàu “Thống Nhất” chạy xuyên Tổ quốc, ngày đầu Xuân năm 1978, một đoàn văn nghệ sĩ miền Bắc lần đầu tiên vào Nam. Khi ngang qua bán đảo Sơn Trà, từ đây nhìn ra biển Đà Nẵng, phía bên kia là một dải đất liền xanh vời vợi, bình yên đến nao lòng. Một giai điệu chợt vút lên. Nhạc sĩ Cát Vận vội cầm bút viết thẳng lên giấy, viết một mạch, viết đến đâu được đến đó, gần như không phải chỉnh sửa. Khi đó, nhiều anh em trong đoàn góp ý nên đặt lời, nhưng Cát Vận không tài nào làm được... vì giai điệu của bản nhạc đã nói lên tất cả! Chính vẻ đẹp mỹ cảm bất tận đã làm nên một “Tình yêu của biển”, lãng mạn mà sâu lắng, như hơi thở nồng nàn và êm ái của đại dương bao la. /.
Nguồn Hà Nội TV: https://hanoitv.vn/nhung-chuyen-hanh-trinh-thong-nhat-174661.htm