Những công trình nào đang chắn bờ biển Nha Trang?

Ven biển Nha Trang hiện có công trình kiên cố, nằm trên các khu đất được tỉnh Khánh Hòa cho doanh nghiệp thuê để kinh doanh từ nhiều năm trước.

 Bờ biển phía đông đường Trần Phú đoạn từ công viên Thanh Niên đến nhà nghỉ dưỡng 378 (Bộ Công an) dài khoảng 5 km, đây là khu vực đẹp, sầm uất nhất của phố biển Nha Trang. Khu vực này hiện có nhiều resort, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, khu giải trí do doanh nghiệp quản lý.

Bờ biển phía đông đường Trần Phú đoạn từ công viên Thanh Niên đến nhà nghỉ dưỡng 378 (Bộ Công an) dài khoảng 5 km, đây là khu vực đẹp, sầm uất nhất của phố biển Nha Trang. Khu vực này hiện có nhiều resort, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, khu giải trí do doanh nghiệp quản lý.

 Công trình chiếm nhiều diện tích đất bờ biển nhất là khu nghỉ dưỡng Ana Mandara và khu Evason Ana Mandara của Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa. Hai khu này rộng hơn 26.000 m2, kéo dài khoảng 400 m bờ biển Nha Trang.

Công trình chiếm nhiều diện tích đất bờ biển nhất là khu nghỉ dưỡng Ana Mandara và khu Evason Ana Mandara của Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa. Hai khu này rộng hơn 26.000 m2, kéo dài khoảng 400 m bờ biển Nha Trang.

 Năm 1995, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty TNHH thương mại và Đầu tư Khánh Hòa (100% vốn Nhà nước) đầu tư xây dựng khu du lịch Ana Mandara, thời hạn thuê đất 22 năm.

Năm 1995, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty TNHH thương mại và Đầu tư Khánh Hòa (100% vốn Nhà nước) đầu tư xây dựng khu du lịch Ana Mandara, thời hạn thuê đất 22 năm.

 Từ năm 2011-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa nhiều lần tổ chức họp với Công ty TNHH thương mại và đầu tư Khánh Hòa - sau này là Công ty Sovico Khánh Hòa, để xúc tiến di dời khu Ana Mandara, nhưng không thực hiện được. Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết trong năm 2021, toàn bộ khu này sẽ phải di dời, trả lại bờ biển làm công viên phục vụ cộng đồng.

Từ năm 2011-2015, UBND tỉnh Khánh Hòa nhiều lần tổ chức họp với Công ty TNHH thương mại và đầu tư Khánh Hòa - sau này là Công ty Sovico Khánh Hòa, để xúc tiến di dời khu Ana Mandara, nhưng không thực hiện được. Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết trong năm 2021, toàn bộ khu này sẽ phải di dời, trả lại bờ biển làm công viên phục vụ cộng đồng.

 Dự án Công viên Phù Đổng do Công ty TNHH Invest Park Nha Trang đầu tư có tổng diện tích gần 24.600 m2. Đây là công trình chiếm diện tích lớn thứ 2 trên bờ biển Nha Trang chỉ sau khu Ana Mandara và Evason Ana Mandara.

Dự án Công viên Phù Đổng do Công ty TNHH Invest Park Nha Trang đầu tư có tổng diện tích gần 24.600 m2. Đây là công trình chiếm diện tích lớn thứ 2 trên bờ biển Nha Trang chỉ sau khu Ana Mandara và Evason Ana Mandara.

 Dự án Công viên Phù Đổng được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2017. Dự án này là khu phức hợp, gồm nhà hàng, sân khấu biểu diễn, chòi nghỉ dưỡng, công viên cây xanh, trung tâm mua sắm ngầm dưới lòng đất...

Dự án Công viên Phù Đổng được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2017. Dự án này là khu phức hợp, gồm nhà hàng, sân khấu biểu diễn, chòi nghỉ dưỡng, công viên cây xanh, trung tâm mua sắm ngầm dưới lòng đất...

 Bên trong dự án, chủ đầu tư cho xây dựng hồ bơi và nhà hàng rộng hàng trăm mét vuông.

Bên trong dự án, chủ đầu tư cho xây dựng hồ bơi và nhà hàng rộng hàng trăm mét vuông.

 Dự án Công viên Phù Đổng chiếm khoảng 400 m bờ biển Nha Trang. Do dịch Covid-19, chủ đầu tư treo biển ngưng đón khách cả năm nay. Một số hạng mục như hồ bơi, sân khấu ngoài trời không được chăm sóc, trở nên nhếch nhác.

Dự án Công viên Phù Đổng chiếm khoảng 400 m bờ biển Nha Trang. Do dịch Covid-19, chủ đầu tư treo biển ngưng đón khách cả năm nay. Một số hạng mục như hồ bơi, sân khấu ngoài trời không được chăm sóc, trở nên nhếch nhác.

 Căn chòi để du khách thay đồ, tắm nước ngọt được dựng lên ngay trên bãi biển trước khu nhà hàng ở dự án công viên Phù Đổng hư hỏng, bỏ hoang.

Căn chòi để du khách thay đồ, tắm nước ngọt được dựng lên ngay trên bãi biển trước khu nhà hàng ở dự án công viên Phù Đổng hư hỏng, bỏ hoang.

 Một khu giải trí cũng tồn tại hàng chục năm nay trên bờ biển Nha Trang là Sailing Club. Khu này rộng khoảng 2.400 m2 gồm công trình chính là nhà hàng được làm bằng chất liệu gỗ, mái tranh.

Một khu giải trí cũng tồn tại hàng chục năm nay trên bờ biển Nha Trang là Sailing Club. Khu này rộng khoảng 2.400 m2 gồm công trình chính là nhà hàng được làm bằng chất liệu gỗ, mái tranh.

 Khu Sailing Club đi vào hoạt động từ năm 1994.

Khu Sailing Club đi vào hoạt động từ năm 1994.

 Nằm giữa Công viên Phù Đổng và Sailing Club là nhà hàng bia tươi Louisiane Nha Trang. Nhà hàng này đi vào hoạt động từ năm 2006, rộng hàng nghìn mét vuông gồm khu nhà hàng và hồ bơi.

Nằm giữa Công viên Phù Đổng và Sailing Club là nhà hàng bia tươi Louisiane Nha Trang. Nhà hàng này đi vào hoạt động từ năm 2006, rộng hàng nghìn mét vuông gồm khu nhà hàng và hồ bơi.

 Năm gần khu vực Quảng trường 2/4 là dự án khu giải trí Bốn Mùa - E-land Four Seasons của Công ty TNHH Bốn Mùa Nha Trang. Khu giải trí rộng khoảng 3.000 m2, được xây dựng năm 2014. Thời điểm đó, dự án bị người dân phản ứng quyết liệt vì chủ đầu tư xây công trình kiên cố chắn tầm nhìn ra biển. UBND tỉnh Khánh Hòa sau đó yêu cầu đập bỏ công trình chắn biển, hạ thấp cốt nền và chỉ được xây công trình độ cao hạn chế, hài hòa với cảnh quan xung quanh.

Năm gần khu vực Quảng trường 2/4 là dự án khu giải trí Bốn Mùa - E-land Four Seasons của Công ty TNHH Bốn Mùa Nha Trang. Khu giải trí rộng khoảng 3.000 m2, được xây dựng năm 2014. Thời điểm đó, dự án bị người dân phản ứng quyết liệt vì chủ đầu tư xây công trình kiên cố chắn tầm nhìn ra biển. UBND tỉnh Khánh Hòa sau đó yêu cầu đập bỏ công trình chắn biển, hạ thấp cốt nền và chỉ được xây công trình độ cao hạn chế, hài hòa với cảnh quan xung quanh.

 Theo lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, tỉnh đang từng bước tháo gỡ dần việc giao khu vực mặt nước biển và đất bãi biển Nha Trang trước đây cho một số doanh nghiệp thuê làm dự án, kinh doanh. Tỉnh đang hướng đến việc trả lại đúng mục đích sử dụng là phục vụ công cộng và góp phần bảo vệ vẻ đẹp của danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, tỉnh đang từng bước tháo gỡ dần việc giao khu vực mặt nước biển và đất bãi biển Nha Trang trước đây cho một số doanh nghiệp thuê làm dự án, kinh doanh. Tỉnh đang hướng đến việc trả lại đúng mục đích sử dụng là phục vụ công cộng và góp phần bảo vệ vẻ đẹp của danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang.

Ngày 29/12/2020, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định thu hồi 10.000 m2 mặt nước biển tại khu vực Bãi Dương (phía đông đường Trần Phú, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang).

Đây là khu vực trước đây UBND tỉnh Khánh Hòa cho Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa thuê, sử dụng làm bãi tắm phục vụ khách ở tại khu Ana Mandara và khu Evason Ana Mandara.

Theo quyết định trên, 10.000 m2 mặt biển này sẽ giao lại cho UBND phường Lộc Thọ (TP Nha Trang) quản lý làm bãi tắm công cộng phục vụ người dân.

An Bình - Khánh Trinh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-cong-trinh-nao-dang-chan-bo-bien-nha-trang-post1189393.html