Những 'địa chỉ đỏ' ghi dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội

Tại Hà Nội có nhiều 'địa chỉ đỏ', nơi lưu dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dừng chân, sống và làm việc nay trở thành những di tích lịch sử có ý nghĩa lớn với nhân dân cả nước.

 Tòa nhà Phủ Chủ tịch vốn là một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương gồm 30 phòng, mỗi phòng có một phong cách trang trí khác nhau. Đây là nơi tiếp khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thời gian 1945 - 1969 Phủ chủ tịch đã tiếp trên 1.000 đoàn đại biểu cả trong nước và ngoài nước.

Tòa nhà Phủ Chủ tịch vốn là một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương gồm 30 phòng, mỗi phòng có một phong cách trang trí khác nhau. Đây là nơi tiếp khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thời gian 1945 - 1969 Phủ chủ tịch đã tiếp trên 1.000 đoàn đại biểu cả trong nước và ngoài nước.

 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng vào năm 1973 và khánh thành vào ngày 29/8/1975. Lăng được xây dựng theo 4 phương châm: Dân tộc, hiện đại, trang nghiêm, giản dị. Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều địa phương khắp cả nước.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng vào năm 1973 và khánh thành vào ngày 29/8/1975. Lăng được xây dựng theo 4 phương châm: Dân tộc, hiện đại, trang nghiêm, giản dị. Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều địa phương khắp cả nước.

 Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - nơi Bác Hồ sống và làm việc những năm tháng cuối đời (1954 - 1969). Bên trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị hiện nay vẫn bảo quản hàng trăm kỷ vật gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - nơi Bác Hồ sống và làm việc những năm tháng cuối đời (1954 - 1969). Bên trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị hiện nay vẫn bảo quản hàng trăm kỷ vật gắn bó với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là một "địa chỉ đỏ" hiếm hoi nằm giữa phố thị xô bồ. Ngôi nhà vốn là tư gia của nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Đây là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội.

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là một "địa chỉ đỏ" hiếm hoi nằm giữa phố thị xô bồ. Ngôi nhà vốn là tư gia của nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Đây là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội.

 Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, ngôi nhà là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 Ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) vốn là nơi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Chính phủ sinh sống và làm việc trong giai đoạn cuối năm 1946, khi cả nước khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây cũng là nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) vốn là nơi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Chính phủ sinh sống và làm việc trong giai đoạn cuối năm 1946, khi cả nước khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây cũng là nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

 Khu di tích K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội) nằm ẩn mình trong rừng cây rậm rạp, là căn cứ địa của Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Khu di tích K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội) nằm ẩn mình trong rừng cây rậm rạp, là căn cứ địa của Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 Khi Bác đi xa (2/9/1969), K9 được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn làm nơi “Giữ yên giấc ngủ của Người”. Ngôi nhà kính, tầng hầm đã được xây thêm trong lúc chờ Lăng Bác hoàn thiện.

Khi Bác đi xa (2/9/1969), K9 được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn làm nơi “Giữ yên giấc ngủ của Người”. Ngôi nhà kính, tầng hầm đã được xây thêm trong lúc chờ Lăng Bác hoàn thiện.

 Khu di tích K9 còn lưu giữ 3 chiếc xe từng 6 lần chở thi hài Bác. Từ trái qua phải là chiếc UAZ cứu thương biển số FH-1468 dùng để di chuyển trong thành phố, xe Zin 157 biển số 470-189 dùng để đi đường trường và chiếc xe Páp biển số 31-162 dùng để lội nước, vượt sông.

Khu di tích K9 còn lưu giữ 3 chiếc xe từng 6 lần chở thi hài Bác. Từ trái qua phải là chiếc UAZ cứu thương biển số FH-1468 dùng để di chuyển trong thành phố, xe Zin 157 biển số 470-189 dùng để đi đường trường và chiếc xe Páp biển số 31-162 dùng để lội nước, vượt sông.

 Trải qua hơn 50 năm, từng chi tiết, đồ vật tại đây vẫn được lưu giữ cẩn thận và không thay đổi nhiều.

Trải qua hơn 50 năm, từng chi tiết, đồ vật tại đây vẫn được lưu giữ cẩn thận và không thay đổi nhiều.

 Trong căn phòng nhỏ của gia đình ông Trần Văn Cao (85 tuổi, thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ) hiện nay vẫn lưu giữ hơn 300 bức ảnh về Bác Hồ qua các thời kỳ: tiền khởi nghĩa, Bác về Việt Bắc xây dựng Đảng; kháng chiến chống Mỹ cứu nước hay những bức hình minh họa cả nước học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong căn phòng nhỏ của gia đình ông Trần Văn Cao (85 tuổi, thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ) hiện nay vẫn lưu giữ hơn 300 bức ảnh về Bác Hồ qua các thời kỳ: tiền khởi nghĩa, Bác về Việt Bắc xây dựng Đảng; kháng chiến chống Mỹ cứu nước hay những bức hình minh họa cả nước học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 “Phòng lưu niệm ảnh Bác Hồ” là thành quả được ông dày công sưu tầm và bảo quản suốt hơn 50 năm qua. “Căn phòng này được tôi gây dựng trước là vì tâm niệm của bản thân nhưng sau đó cũng muốn để lại cho con cháu về sau học tập và noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ông Cao chia sẻ.

“Phòng lưu niệm ảnh Bác Hồ” là thành quả được ông dày công sưu tầm và bảo quản suốt hơn 50 năm qua. “Căn phòng này được tôi gây dựng trước là vì tâm niệm của bản thân nhưng sau đó cũng muốn để lại cho con cháu về sau học tập và noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ông Cao chia sẻ.

Việt Linh - Việt Hùng

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-dia-chi-do-ghi-dau-chu-tich-ho-chi-minh-o-ha-noi-post1085578.html