Những 'địa chỉ đỏ' về truyền thống cách mạng Thủ đô

Thủ đô hiện có nhiều di tích lịch sử cách mạng, gắn với phong trào yêu nước, quá trình đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu cũng như Đảng bộ thành phố Hà Nội trong 90 năm qua (1930-2020). Những 'địa chỉ đỏ' này là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Tượng đài phụ nữ 'Ba đảm đang' tại huyện Đan Phượng.

Tượng đài phụ nữ "Ba đảm đang" tại huyện Đan Phượng.

Du khách trong và ngoài nước tham quan Di tích 48 Hàng Ngang, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945).

Du khách tham quan Hầm chỉ huy tác chiến T1 trong trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Chùa Đông Phù nay là chùa Hưng Long (xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì), vào năm 1929, Chi hội “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” đầu tiên của huyện Thanh Trì ra đời tại đây. Tháng 5-1930, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Đông Phù được thành lập.

Đoàn viên thanh niên phường Việt Hưng (quận Long Biên) tham quan, học tập truyền thống tại Di tích lịch sử 5D Hàm Long - nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Những hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Quê hương phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” (xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa).

Hồ Hữu Tiệp (quận Ba Đình), nơi ghi dấu tích chiến công xuất sắc của quân và dân Thủ đô trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972.

Ngôi nhà số 42 phố Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm), nơi Thành ủy lâm thời Hà Nội thành lập tháng 3-1930.

Nhóm phóng viên

Nguồn Hà Nội Mới: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/chinh-tri/961152/nhung-dia-chi-do-ve-truyen-thong-cach-mang-thu-do