Những điều cần biết về hệ thống phanh trên xe điện

Phanh xe điện có vai trò quan trọng trong việc điều khiển tốc độ cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho người lái xe.

Hệ thống phanh là một trong những bộ phận rất quan trọng ở các dòng xe điện, nhất là trong quá trình tham gia giao thông trên đường, việc sử dụng phanh đúng cách giúp người điều khiển tránh được những va chạm không đáng có.

Hệ thống phanh thông thường được chia thành 2 loại, phanh cơ chủ yếu sử dụng trên các dòng xe đạp điện, còn phanh đĩa thường thấy ở những chiếc xe máy điện.

Mỗi loại phanh sẽ có ưu điểm và nhược điểm, vì thế tùy vào mục đích và độ an toàn khi sử dụng mà nhà sản xuất sẽ quyết định sử dụng loại phanh phù hợp dành cho sản phẩm của mình.

Phanh là bộ phận an toàn không thể thiếu trên xe điện.

Phanh là bộ phận an toàn không thể thiếu trên xe điện.

Phanh đĩa

Loại phanh này được cấu tạo từ các bộ phận chính như: đĩa phanh, má phanh, ống dầu, tay phanh, piston chính, piston con.

Đây là dòng phanh khá phổ biến trên nhiều phương tiện 2 bánh cơ bản. Hệ thống phanh này sử dụng lực nén tác động vào má phanh để giảm tốc độ của xe.

Loại phanh này nhiều ưu điểm như: thiết kế khá đơn giản cùng kết cấu gọn nhẹ nên việc tháo lắp, sửa chữa khá dễ dàng.

Được làm từ vật liệu chịu lực tốt nên có độ bền tương đối cao, ít xảy ra tình trạng hư hỏng.

Quá trình hoạt động của xe, phần má phanh có khe hở giúp phần diện tích tiếp xúc với không khí tốt, góp phần vào quá trình tản nhiệt khi phanh. Chính cơ cấu này sẽ giúp thoát nước tốt khi đi trời mưa.

Nhờ hoạt động bằng cách trực tiếp kẹp vào bề mặt của má phanh nên độ chính xác và an toàn của loại phanh này khá cao.

Phanh đĩa thiết kế khá đơn giản cùng kết cấu gọn nhẹ nên việc tháo lắp.

Phanh đĩa thiết kế khá đơn giản cùng kết cấu gọn nhẹ nên việc tháo lắp.

Tuy vậy phanh đĩa cũng tồn tại nhược điểm như: phần má phanh kẹp vào đĩa phanh sẽ tạo ra ma sát lớn, cơ cấu này sẽ làm cho phần má phanh nhanh mòn và phải thay thế sau một thời gian sử dụng.

Cũng chính bởi kết cấu trên, khi người điều khiển phanh gấp xe có thể bị trượt bánh, mất thăng bằng cho xe.

Phanh cơ

Loại phanh này được lắp lên trực tiếp phần trục của xe, khi chúng ta bóp phanh, dây cáp sẽ điều chỉnh phanh tác động lên pít tông cũng như ống phanh, gây sức ép lên phần má phanh để trục bánh xe dừng lại.

Vì vậy phanh cơ không có lực phanh lớn chỉ phù hợp với những dòng xe có dung tích thấp, xe đạp điện thường di chuyển ở tốc độ thông thường.

Nhờ thiết kế đơn giản, phanh cơ mang lại nhưng ưu điểm như giá thành rẻ, bề mặt phanh làm từ vật liệu có tính ổn định có khả năng chống mài mòn tốt, cấu tạo khép kín chắn bụi tốt nên độ bền cao.

Tuy vậy phanh cơ vẫn tồn tại những nhược điểm như sau: trong qua trình hoạt động tạo ra tiếng kêu và gặp tình trạng bó phanh, khả năng tản nhiệt không tốt do cấu tạo khép kín bên trong, má phanh sau khi bị mài mòn tự nhiên sẽ mất nhiều thời gian để thay thế.

Phanh cơ có lợi thế về giá thành rẻ, nhưng hiệu năng phanh ở mức trung bình.

Phanh cơ có lợi thế về giá thành rẻ, nhưng hiệu năng phanh ở mức trung bình.

Xe điện trang bị phanh cơ hay phanh đĩa, thì người sử dụng đều cần tuân thủ những nguyên tắc giúp đảm bảo hệ thống phanh luôn hoạt động tốt.

Với việc tham gia giao thông cần giữ đúng tốc độ, khoảng cách với phương tiện phía trước, giảm thiểu việc điều khiển xe đi nhanh rồi bất ngờ phanh gấp.

Định kỳ khoảng 3 tháng bạn nên tra dầu mỡ giúp đảm bảo việc hoạt động của phanh, vệ sinh xe tránh bùn đất dị vật vướng vào hệ thống phanh gây giảm hiệu suất.

Trường hợp ở phanh phát ra những tiếng động lạ cần phải kiểm tra hoặc đến cửa hàng sửa chữa, thay thế má phanh nếu đã bị mài mòn quá nhiều.

Chí Hiếu

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-he-thong-phanh-tren-xe-dien-ar887283.html