Những điều chưa biết về trận động đất San Francisco khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng
Ngày 18/4/190, một trận động đất 7,6 độ Richter cùng hỏa hoạn xảy ra tại San Francisco của Hoa Kỳ, khiến ít nhất hàng nghìn người thiệt mạng. Có khoảng 225.000 đến 300.000 người bị mất nhà cửa trong tổng số dân khoảng 410.000 của thành phố.
1. Ngày 18/4/1906, một trận động đất 7,6 độ Richter cùng hỏa hoạn xảy ra tại San Francisco của Hoa Kỳ, khiến ít nhất bao nhiêu người thiệt mạng?
icon
3.000 người
icon
4.000 người
icon
5.000 người
Câu trả lời đúng là đáp án A: 18/4/1906, một trận động đất 7,6 độ Richter cùng hỏa hoạn xảy ra tại San Francisco của Hoa Kỳ, khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng. Có khoảng 225.000 đến 300.000 người bị mất nhà cửa trong tổng số dân khoảng 410.000 của thành phố; phân nửa trong số dân được sơ tán đến Oakland và Berkeley. Chi phí thiệt hại do trận động đất vào lúc đó ước tính khoảng 400 triệu USD theo thời giá năm 1906, tương đương tổng ngân sách quốc gia Hoa Kỳ thời đó (khoảng 6,9 tỉ USD theo trị giá thời điểm hiện nay). Trận động đất là thiên tai đầu tiên được dựng thành phim và đề tài của nhiếp ảnh. Hơn thế, nó xuất hiện vào lúc mà khoa học địa chấn đang phát triển nở rộ.
2. 18/4/1506 là ngày khởi công của thánh đường nào ở Vatincan?
icon
Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
icon
San Giovanni in Laterano (Thánh Gioan Lateran)
icon
Basilica di Santa Maria Maggiore
Câu trả lời đúng là đáp án A: Thánh đường Thánh Phêrô (Peter) là một trong bốn đền thờ lớn nhất ở Vatican và được xem là nơi linh thiêng nhất của 1,2 tỉ người theo đạo Thiên Chúa. Đồng thời đây là nơi hội tụ những tinh hoa nghệ thuật lâu đời của nền hội họa, điêu khắc cũng như kiến trúc thời kỳ Phục Hưng. Thánh đường Thánh Phêrô được xây dựng từ ngày 18/4/1506 và hoàn thành ngày 18/11/1626 là một nhà thờ theo phong cách Phục Hưng nằm tại thành phố Vatican, phía tây của sông Tiber và gần đồi Janiculum và Lăng Hadrian. Công trình này được Donato Bramante, Michelangelo, Carlo Maderno và Gian Lorenzo Bernini, thiết kế, đây là kiệt tác nổi tiếng nhất của kiến trúc Phục Hưng và là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới. Đền thờ có chiều cao 136 m tính từ tầng hầm đồng thời đây còn là một không gian rộng lớn với diện tích 2,067 mét vuông. Phía trước đền thờ là quảng trường được thiết kế hình dạng bầu dục như thể hiện sự che chở của Chúa đối với các tín hữu nơi đây. Xung quanh quảng trường là 284 chiếc cột được xếp thành hàng và bên trên những chiếc cột này là sự tô điểm của 140 pho tượng điêu khắc với chiều cao 3,24m.
3. Ngày 18/4/1942, Hoa Kỳ tiến hành không kích Tokyo và các thành phố khác của Nhật Bản, là cuộc tấn công đầu tiên vào chính quốc Nhật Bản. Điều này đúng hay sai?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngày 18/4/1942, Hoa Kỳ tiến hành không kích Tokyo và các thành phố khác của Nhật Bản, là cuộc tấn công đầu tiên vào chính quốc Nhật Bản. Oanh tạc Tokyo là một loạt các đợt không kích được thực hiện bởi Không lực Hoa Kỳ diễn ra trên mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II và đây là một trong những trận ném bom tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử. Ngày 18/4, trận không kích đầu tiên được thực hiện nhắm vào Tokyo là Trận không kích Doolittle diễn ra, 16 máy bay B-25 Mitchell xuất phát từ tàu USS Hornet tấn công các mục tiêu bao gồm cả Yokohama và Tokyo rồi sau đó hạ cánh tại các sân bay ở Trung Quốc. Mặc dù đợt không kích không gây thiệt hại cho tiềm lực quân sự của Nhật Bản nhưng đây là một thắng lợi về mặt tuyên truyền của Hoa Kỳ. Khi mà lần đầu tiên các máy bay ném bom Mĩ có thể tấn công ngay vào chính quốc Nhật Bản. Vì kế hoạch ném bom chưa được hoạch định hoàn tất trong trận không kích này, không máy bay nào trở về được căn cứ, tất cả đều bị rơi hay phải hạ cánh khẩn cấp (ngoại trừ một máy bay đã hạ cánh thành công bên trong lãnh thổ Liên bang Xô-Viết, sau đó bị giam giữ và được bí mật hồi hương). Hai phi hành đoàn còn lại bị bắt làm tù binh.
4. Pháp, Tây Đức, Ý và 3 nước Benelux là Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ký kết Hiệp định Paris về việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu vào ngày 18/4 năm nào?
icon
1950
icon
1951
icon
1952
Câu trả lời đúng là đáp án B: Hiệp ước Paris, ký kết ngày 18/4 1951 giữa Pháp, Tây Đức, Ý và 3 nước trong khối Benelux (Bỉ, Luxembourg và Hà Lan), lập ra Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC). ... Hiệp ước này được coi như nền tảng trong việc đem các nước châu Âu xích lại với nhau trong hòa bình, sau Thế chiến thứ hai. Hiệp ước Paris có hiệu lực từ ngày 23/7/1952 và hết hạn ngày 23/7/2002, đúng 50 năm sau khi có hiệu lực. Hiệp ước này được coi như nền tảng trong việc đem các nước châu Âu xích lại với nhau trong hòa bình, sau Thế chiến thứ hai. Một số kẻ thù chính trong chiến tranh nay đã chia sẻ với nhau việc sản xuất than và thép, các tài nguyên then chốt, trước đây là trung tâm điểm cho các nỗ lực chiến tranh.
5. Ngày 18/4/1978, quân Khmer Đỏ vượt qua biên giới, bắt đầu tiến hành cuộc thảm sát nào tại tỉnh An Giang, Việt Nam?
icon
Thảm sát Sơn Mỹ
icon
Thảm sát Mỹ Lai
icon
Thảm sát Ba Chúc
Câu trả lời đúng là đáp án C: Vụ thảm sát Ba Chúc là một tội ác chiến tranh gây ra bởi chính quyền Khmer Đỏ. Vụ việc xảy ra tại xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc), huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Từ ngày 30/4/1977, quân Khmer Đỏ bắt đầu đồng loạt nổ súng tấn công biên giới Tây Nam - Việt Nam. Ngày 18/4/1978, quân Khmer Đỏ tràn vào Ba Chúc, thẳng tay chém giết những dân thường vô tội. Nhiều người chạy tới chùa Phi Lai và Tam Bửu và chạy lên núi Tượng nhằm ẩn náu, song cũng bị quân Khmer Đỏ tàn sát dã man. Trong suốt 12 ngày chiếm đóng từ 18 đến 30/4/1978, quân Khmer Đỏ đã giết chết 3.157 dân thường. Chỉ có ba người sống sót sau vụ tàn sát. Vụ thảm sát là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột biên giới Việt Nam - Campuchia, và sau đó là Chiến dịch biên giới phản công Tây Nam Việt Nam (hay còn gọi là Chiến tranh biên giới Tây Nam). Cuối năm 1979, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đã xây dựng quần thể chứng tích tội ác. Trong đó có nhà mồ là công trình chính hiện tại chứa đựng sọ của 1.160 nạn nhân.
6. Ngày 18/4/1955 là ngày mất của nhà khoa học vĩ đại nào?
icon
Newton
icon
Stephen Hawking
icon
Albert Einstein
Câu trả lời đúng là đáp án C: Albert (14/3/1879 – 18/4/1955) là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới", ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
7. Nhà nhân chủng học Thor Heyerdahl đã có chuyến du hành trên chiếc bè Kon-Tiki từ Nam Mỹ tới Quần đảo Tuamotu kéo dài bao km?
icon
7.000 km
icon
8.000 km
icon
9.000 km
Câu trả lời đúng là đáp án B: Thor Heyerdahl (6/10/1914 – 18/4/2002) là một nhà nhân chủng học và thám hiểm người Na Uy. Ông được biết tới nhiều nhất qua những cuộc thám hiểm nhằm mục đích kiểm nghiệm các giả thiết về nhân chủng học, nổi bật nhất trong số này là chuyến du hành trên chiếc bè Kon-Tiki kéo dài 8.000 km từ Nam Mỹ tới Quần đảo Tuamotu (Thái Bình Dương). Thor Heyerdahl sinh năm 1914 tại Larvik, Na Uy. Ngay từ khi còn nhỏ Heyerdahl đã yêu thích ngành động vật học. Ông theo học đại học chuyên ngành động vật và địa lý tại Đại học Oslo đồng thời bắt đầu tự nghiên cứu về văn hóa và lịch sử của thổ dân Polynésie. Năm 1947, Thor Heyerdahl thực hiện chuyến du hành nổi tiếng nhất của mình trên chiếc bè Kon-Tiki. Với mục đích chứng minh mối liên hệ giữa thổ dân Polynésie với người da đỏ Nam Mỹ, Thor Heyerdahl cùng một số người bạn đã sử dụng một chiếc bè được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên để vượt Thái Bình Dương mà không nhờ tới sự trợ giúp của bất cứ phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nào. Sau 101 ngày lênh đênh trên biển xuất phát từ Nam Mỹ, nhóm du hành của Heyerdahl đã tới đích ở Quần đảo Tuamotu ngày 7/8/1947. Tổng cộng chiếc bè đã vượt qua quãng đường hơn 8.000 km và chứng tỏ rằng người da đỏ Nam Mỹ hoàn toàn có khả năng thực hiện những chuyến đi tương tự trong quá khứ. Cuốn sách ghi chép về chuyến đi có tên Hành trình Kon-Tiki của Heyerdahl sau này đã được dịch ra trên 50 thứ tiếng khác nhau, bộ phim tài liệu làm về chuyến đi đã giành Giải Oscar cho phim tài liệu xuất sắc nhất vào năm 1951.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm