Rêu cổ thiên nga (Mnium hornum) là loài rêu rừng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nang bào tử của loài rêu này có cuống cong như cổ thiên nga. Sau thời gian ngủ đông kéo dài, chúng sẽ có màu xanh tươi vào mùa xuân.
Rêu lá bách (Hypnum cupressiforme) phân bố trên toàn cầu, thường mọc trên đá, tường và gốc cây gỗ. Chúng có lá mọc lợp lên nhau, lan rộng tạo nên những tấm thảm xanh.
Rêu lông đà điểu (Ptilium crista-castrensis) phân bố chủ yếu ở các khu rừng ôn đới. Chúng có thân phân nhánh đối xứng hình lông chim, thường mọc thành vạt dưới gốc cây vân sam và thông.
Rêu liễu (Fontinalis antipyretica) là loài rêu thủy sinh, mọc bám vài các tảng đá dưới sông hoặc suối chảy chậm, là loại cây cảnh phổ biến trong hồ cá. Chúng có ba hàng lá xanh đậm.
Rêu chỉ Cape (Orthodontium lineare) là loài rêu bản địa ở Nam bán cầu, được đưa đến châu Âu vào đầu thế kỷ 20 và trở thành một loài xâm lấn tại đây.
Rêu than bùn (Sphagnum palustre) sính trưởng ở các vùng đất sũng nước. Đỉnh mỗi thân của loài rêu này là một chỏm dẹt gồm nhiều nhánh tỏa tròn.
Rêu chỏm tóc (Polytrichum commune) rất phổ biến ở các bãi hoang ẩm ướt khắp Bắc bán cầu. Chúng có thân cứng và không phân nhánh, lá hẹp, thường mọc thành búi cao.
Rêu than (Funaria hygrometrica) là một trong những loài rêu thường gặp nhất thế giới. Chúng mọc thành thảm, đặc biệt phổ biến trên mặt đất bị xáo trộn. Khi chín, nang bào tử của chúng có màu cam bắt mắt.
Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.
T.B (tổng hợp)