Những điều đặc biệt ở đền thờ ông tổ Nho giáo Việt Nam

Nằm trong phạm vi thành cổ Luy Lâu, nay thuộc thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đền thờ Sĩ Nhiếp là một di tích đặc biệt gắn với lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc.

 Đền thờ Sĩ Nhiếp là nơi thờ Sĩ Nhiếp (137-226), thái thú cai trị đất Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) từ năm 187-226. Ông được coi là vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam.

Đền thờ Sĩ Nhiếp là nơi thờ Sĩ Nhiếp (137-226), thái thú cai trị đất Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) từ năm 187-226. Ông được coi là vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam.

Khu di tích nằm trên một gò đất cao phía Tây Bắc cuối làng Tam Á, chính là nơi Sĩ Nhiếp đã mở trường dạy chữ Hán và truyền thụ Nho giáo đầu tiên ở nước ta, theo các tài liệu và văn bia còn được lưu giữ.

Khu di tích nằm trên một gò đất cao phía Tây Bắc cuối làng Tam Á, chính là nơi Sĩ Nhiếp đã mở trường dạy chữ Hán và truyền thụ Nho giáo đầu tiên ở nước ta, theo các tài liệu và văn bia còn được lưu giữ.

Ngôi đền hiện nay được tạo dựng theo kiểu chữ “Đinh” gồm 5 gian tiền tế phía trước, tiếp lối là 3 gian hậu cung, liên kết kiến trúc kiểu giá chiêng, chồng giường, kẻ truyền. Trước ngôi đền là khoảng sân rộng, hai bên là hai dẫy nhà hành lang, mỗi bên 9 gian và tổng là 18 gian.

Ngôi đền hiện nay được tạo dựng theo kiểu chữ “Đinh” gồm 5 gian tiền tế phía trước, tiếp lối là 3 gian hậu cung, liên kết kiến trúc kiểu giá chiêng, chồng giường, kẻ truyền. Trước ngôi đền là khoảng sân rộng, hai bên là hai dẫy nhà hành lang, mỗi bên 9 gian và tổng là 18 gian.

Phía ngoài đền có cánh cổng lớn, kiến trúc theo lối ngũ môn (năm cửa) hai tầng 8 mái (nay đã bịt mất hai cửa phía ngoài hai bên), phía trên có bốn chữ Hán lớn đắp nổi “ Nam giao học tổ “ ở mặt trước, mặt sau là “ Hữu công nho giáo”. Các câu đối chữ Nho được ghi trên trụ cột.

Phía ngoài đền có cánh cổng lớn, kiến trúc theo lối ngũ môn (năm cửa) hai tầng 8 mái (nay đã bịt mất hai cửa phía ngoài hai bên), phía trên có bốn chữ Hán lớn đắp nổi “ Nam giao học tổ “ ở mặt trước, mặt sau là “ Hữu công nho giáo”. Các câu đối chữ Nho được ghi trên trụ cột.

Trong hậu cung đền thờ tượng Sỹ Nhiếp chất liệu bằng đồng, hai bên phía ngoài là các tượng quan văn, võ đứng chầu, mỗi bên 5 tượng và tổng là 10 tượng với vai trò cận vệ bằng đất cao 1.60m.

Trong hậu cung đền thờ tượng Sỹ Nhiếp chất liệu bằng đồng, hai bên phía ngoài là các tượng quan văn, võ đứng chầu, mỗi bên 5 tượng và tổng là 10 tượng với vai trò cận vệ bằng đất cao 1.60m.

Khu lăng mộ của quan thái thú Sĩ Nhiếp nằm ở một khu đất phía sau đền.

Khu lăng mộ của quan thái thú Sĩ Nhiếp nằm ở một khu đất phía sau đền.

Trước lăng mộ, chếch về bên trái còn có một con Cừu đá nằm ở tư thế quỳ phục, giống con Cừu đá đặt ở đằng trước dưới chân tháp Hòa Phong – chùa Dâu. Con cừu này có từ thời Hán, cách đây 2 thiên niên kỷ.

Trước lăng mộ, chếch về bên trái còn có một con Cừu đá nằm ở tư thế quỳ phục, giống con Cừu đá đặt ở đằng trước dưới chân tháp Hòa Phong – chùa Dâu. Con cừu này có từ thời Hán, cách đây 2 thiên niên kỷ.

Lăng quay về hướng Tây Bắc, xung quanh xây tường hoa con tiện và một ban thờ ở chính giữa phía trong lối vào trước.

Lăng quay về hướng Tây Bắc, xung quanh xây tường hoa con tiện và một ban thờ ở chính giữa phía trong lối vào trước.

Cận cảnh gò mộ quan thái thú Sĩ Nhiếp.

Cận cảnh gò mộ quan thái thú Sĩ Nhiếp.

Trong khuôn viên đền Sĩ Nhiếp còn có một chiếc giếng cổ. Những năm gần đây giếng đã được xây tường bao quanh để bảo vệ.

Trong khuôn viên đền Sĩ Nhiếp còn có một chiếc giếng cổ. Những năm gần đây giếng đã được xây tường bao quanh để bảo vệ.

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, đền thờ Sĩ Nhiếp đã có từ rất lâu đời và đã được tu sửa nhiều lần qua các thời kỳ lịch sử. Dấu tích kiến trúc nghệ thuật còn lại đến nay chủ yếu có từ thời Nguyễn.

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, đền thờ Sĩ Nhiếp đã có từ rất lâu đời và đã được tu sửa nhiều lần qua các thời kỳ lịch sử. Dấu tích kiến trúc nghệ thuật còn lại đến nay chủ yếu có từ thời Nguyễn.

Hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội và thực hiện những lễ thức tế lễ và rước hội tại đền trong 3 ngày từ ngày mồng 5 đến hết ngày mồng 7 tháng giêng.

Hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội và thực hiện những lễ thức tế lễ và rước hội tại đền trong 3 ngày từ ngày mồng 5 đến hết ngày mồng 7 tháng giêng.

Từ năm 1964, đền thờ Sĩ Nhiếp đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

Từ năm 1964, đền thờ Sĩ Nhiếp đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-dieu-dac-biet-o-den-tho-ong-to-nho-giao-viet-nam-1176232.html