Những đồ gia dụng này cứ dùng nước rửa chén để vệ sinh là nhanh hỏng

Trong căn bếp của mỗi gia đình không thể thiếu nước rửa chén bát. Tuy nhiên, ít người quan tâm rằng loại chất tẩy rửa này tiềm ẩn nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe khi sử dụng với một số vật dụng không đúng.

Dụng cụ nấu bằng gang

Các dụng cụ nấu nướng bằng gang được yêu thích vì khả năng chống dính cao và tuổi thọ lâu dài, nếu như chúng ta làm sạch và bảo quản chảo gang đúng cách.

Một trong những điều cần biết khi dùng các dụng cụ nấu này chính là không nên dùng nước rửa chén để chùi rửa.

Chúng ta có thể làm sạch các dụng cụ nấu bằng gang bằng một ít nước nóng và bàn chải.

Chúng ta có thể làm sạch các dụng cụ nấu bằng gang bằng một ít nước nóng và bàn chải.

Nguyên do là vì các hoạt chất làm sạch bên trong nước rửa chén sẽ vô tình làm mất đi lớp chống dính của chảo, nồi gang. Thay vào đó, ta có thể làm sạch các dụng cụ nấu bằng gang bằng một ít nước nóng và bàn chải.

Gương

Nối tiếp những vật dụng không nên rửa bằng nước rửa chén trong bài viết này chính là gương.Việc dùng nước rửa chén để vệ sinh vật dụng này có thể để lại cặn bám trên gương do khó rửa sạch và tốn rất nhiều nước.

Việc dùng nước rửa chén để vệ sinh vật dụng này có thể để lại cặn bám trên gương do khó rửa sạch và tốn rất nhiều nước.

Việc dùng nước rửa chén để vệ sinh vật dụng này có thể để lại cặn bám trên gương do khó rửa sạch và tốn rất nhiều nước.

Nhưng đừng lo, chúng ta vẫn còn phương pháp khác để giúp lau chùi gương. Ta chỉ cần dùng dung dịch giấm pha loãng hoặc các sản phẩm nước lau kính chuyên dụng là đã có thể giúp gương sạch sẽ và sáng bóng như mới.

Sàn gỗ cứng

Sàn gỗ cứng tôn lên vẻ sang trọng và tinh tế cho ngôi nhà. Và để vệ sinh bề mặt này ta sẽ cần phải lau ướt chúng, tuy nhiên tuyệt đối không dùng nước rửa chén vì có thể để lại cặn và làm hỏng bề mặt sàn gỗ.

Nội thất gỗ

Giám đốc điều hành của nhóm Total Clean ở Anh, Carlos Garcia khuyến cáo rằng không nên dùng nước rửa chén trên các nội thất bằng gỗ.

Không nên dùng nước rửa chén trên các nội thất bằng gỗ.

Không nên dùng nước rửa chén trên các nội thất bằng gỗ.

Nguyên nhân là vì nước rửa chén có thể vô tình làm mất đi lớp bảo vệ trên bề mặt đồ gỗ và làm thay đổi màu sắc ban đầu.

Vì thế, tốt nhất ta nên dùng các loại chất tẩy rửa bề mặt gỗ chuyên dụng nhằm bảo vệ nội thất được dài lâu hơn.

Mặt bàn đá granite và các loại đá khác

Thi thoảng chúng ta có thói quen dọn dẹp bàn bếp bằng nước rửa chén vì sạch sẽ và tiện lợi. Tuy nhiên, nếu mặt bằng đá có bề mặt xốp như đá granite và các loại đá khác thì ta không nên áp dụng cách này.

Mặt bàn đá granite và các loại đá khác.

Mặt bàn đá granite và các loại đá khác.

Vì việc lau chùi các bề mặt này bằng nước rửa chén có thể để lại cặn, gây hư hỏng.Cho nên, để giữ mặt bàn đá granite và các loại đá khác được lâu bền hơn thì tốt nhất ta nên vệ sinh chúng bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng.

Mặt bàn đá cẩm thạch

Ngoài mặt bàn có chất liệu là đá granite thì chúng ta cũng cần tránh dùng nước rửa chén để lau chùi mặt bàn đá cẩm thạch.

Mặt bàn đá cẩm thạch.

Mặt bàn đá cẩm thạch.

Theo chủ tịch và đồng giám đốc điều hành của dịch vụ vệ sinh nhà cửa AspenClean, Alicia Sokolowski cho hay, khi vệ sinh mặt đá cẩm thạch bằng nước rửa chén thì mặt bàn có thể bị ăn mòn, làm mờ, mất đi vẻ sáng bóng trước đó.

Máy rửa chén

Nước rửa chén có khả năng tạo bọt cao vì thế nếu dùng chất tẩy rửa này cho máy rửa chén thông thường sẽ dễ gây ra tình trạng hư hỏng do bọt tràn vào bên trong máy, thậm chí tràn ra sàn.

Từ nguyên do đó mà rất nhiều nhà sản xuất đã tung ra các sản phẩm tẩy rửa ít tạo bọt chuyên dụng cho máy rửa chén và bạn nên dùng những sản phẩm này để mang đến hiệu quả làm sạch tốt nhất.

Dù cho nước rửa chén bạn đang sử dụng không hề chứa amoniac, nhưng khi trộn cùng nước tẩy cũng sẽ tạo nên khí độc hoặc khói.

Dù cho nước rửa chén bạn đang sử dụng không hề chứa amoniac, nhưng khi trộn cùng nước tẩy cũng sẽ tạo nên khí độc hoặc khói.

Cùng với đó, tuy rằng không phải loại nước rửa chén nào cũng chứa amoniac, tuy nhiên ta vẫn không nên trộn nước rửa chén và nước tẩy. Vì nếu trong nước rửa chén có chứa amoniac thì hỗn hợp sẽ phản ứng và tạo ra khí chloramine, một loại khí có hại nếu hít phải.

Dù cho nước rửa chén bạn đang sử dụng không hề chứa amoniac, nhưng khi trộn cùng nước tẩy cũng sẽ tạo nên khí độc hoặc khói.

Đinh Huế (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-do-gia-dung-nay-cu-dung-nuoc-rua-chen-de-ve-sinh-la-nhanh-hong-172241009184102117.htm