Những động vật đẻ con mà không cần... giống đực

Không cần giao phối với giống đực, chúng tự tạo ra 'bản sao' và một mình nuôi con. Ngay cả cá mập đầu búa và rồng Komodo cũng có khả năng này.

 1. Rệp cây ( Aphidae) Thay vì cần đến sự hỗ trợ của con đực, giao phối và sinh con như nhiều loài động vật khác, rệp cây lại có khả năng tự sinh sản. Chúng sản xuất ra loại trứng tự phát triển thành cá thể mới.

1. Rệp cây ( Aphidae) Thay vì cần đến sự hỗ trợ của con đực, giao phối và sinh con như nhiều loài động vật khác, rệp cây lại có khả năng tự sinh sản. Chúng sản xuất ra loại trứng tự phát triển thành cá thể mới.

 2. Ong mật Ở ong diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính. Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (hiện tượng trinh sản), trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa (sinh sản hữu tính)

2. Ong mật Ở ong diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính. Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (hiện tượng trinh sản), trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa (sinh sản hữu tính)

 3. Nhông cát Là một loài thằn lằn thuộc chi Leiolepis, thường gọi chung là nhông cát, mới được phát hiện ở Việt Nam và đặt tên năm 2010. Các con cái tự rụng trứng và tự phát triển thành dòng vô tính để cho ra đời thằn lằn con.

3. Nhông cát Là một loài thằn lằn thuộc chi Leiolepis, thường gọi chung là nhông cát, mới được phát hiện ở Việt Nam và đặt tên năm 2010. Các con cái tự rụng trứng và tự phát triển thành dòng vô tính để cho ra đời thằn lằn con.

 4. Ostracods Loài Ostracods (hoặc ostracodes) thuộc lớp giáp xác, đôi khi được gọi là tôm giống. Chúng to khoảng 1mm và sống tại các vùng cát dưới đáy biển, đôi khi có thể tìm được chúng ở vùng nước ngọt Nam Phi, Úc. Những bà mẹ Ostracods cũng có khả năng trinh sản và tự nuôi con.

4. Ostracods Loài Ostracods (hoặc ostracodes) thuộc lớp giáp xác, đôi khi được gọi là tôm giống. Chúng to khoảng 1mm và sống tại các vùng cát dưới đáy biển, đôi khi có thể tìm được chúng ở vùng nước ngọt Nam Phi, Úc. Những bà mẹ Ostracods cũng có khả năng trinh sản và tự nuôi con.

 5. Cá mập đầu búa Năm 2001, các nhà quản lý Sở thú Henry Doorly (Nebraska - Mỹ) rất ngạc nhiên khi chú cá mập đầu búa Hammerhead sinh con mà không hề tiếp xúc với con đực. Đến năm 2007, một thử nghiệm di truyền cuối cùng đã chứng minh "bà mẹ" kì lạ này có thể tự sinh con mà không cần giao phối với con đực.

5. Cá mập đầu búa Năm 2001, các nhà quản lý Sở thú Henry Doorly (Nebraska - Mỹ) rất ngạc nhiên khi chú cá mập đầu búa Hammerhead sinh con mà không hề tiếp xúc với con đực. Đến năm 2007, một thử nghiệm di truyền cuối cùng đã chứng minh "bà mẹ" kì lạ này có thể tự sinh con mà không cần giao phối với con đực.

 6. Rồng Komodo Tháng 1 năm 2007, tại vườn thú Chester (Anh), một con rồng Komodo nở ra từ trứng của mẹ, trong khi quả trứng này chưa từng được thụ tinh. "Mẹ" rồng đã một mình nuôi rồng con trong sở thú. Một điều thú vị là những chú rồng con không cha đều là con đực.

6. Rồng Komodo Tháng 1 năm 2007, tại vườn thú Chester (Anh), một con rồng Komodo nở ra từ trứng của mẹ, trong khi quả trứng này chưa từng được thụ tinh. "Mẹ" rồng đã một mình nuôi rồng con trong sở thú. Một điều thú vị là những chú rồng con không cha đều là con đực.

 7. Ốc bùn New Zealand Ốc bùn sống trong suối nước ngọt, hồ ở New Zealand và các đảo nhỏ xung quanh, mật độ của loài này càng tăng lên một cách kinh ngạc. Mỗi ốc cái sinh sản khoảng 230 ốc con mỗi năm mà noãn không cần thụ tinh.

7. Ốc bùn New Zealand Ốc bùn sống trong suối nước ngọt, hồ ở New Zealand và các đảo nhỏ xung quanh, mật độ của loài này càng tăng lên một cách kinh ngạc. Mỗi ốc cái sinh sản khoảng 230 ốc con mỗi năm mà noãn không cần thụ tinh.

 8. Daphnia Là động vật giáp xác, có chiều dài 1-5 mm, sống trong môi trường nước khác nhau, từ axit đầm lầy đến nước ngọt hồ, ao. Hầu hết Daphnia có vòng đời dựa trên chu kì trinh sản (mẹ tự sinh con mà không cần giao phối với con đực, trứng không cần thụ tinh) xen kẽ với sinh sản hữu tính.

8. Daphnia Là động vật giáp xác, có chiều dài 1-5 mm, sống trong môi trường nước khác nhau, từ axit đầm lầy đến nước ngọt hồ, ao. Hầu hết Daphnia có vòng đời dựa trên chu kì trinh sản (mẹ tự sinh con mà không cần giao phối với con đực, trứng không cần thụ tinh) xen kẽ với sinh sản hữu tính.

Trong điều kiện bình thường, trứng nở sau khoảng một ngày và mất 5-10 ngày để bơi ra môi trường nước. Trong hình là túi trứng và con non Daphnia - bản sao của con mẹ.

Trong điều kiện bình thường, trứng nở sau khoảng một ngày và mất 5-10 ngày để bơi ra môi trường nước. Trong hình là túi trứng và con non Daphnia - bản sao của con mẹ.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/nhung-dong-vat-de-con-ma-khong-can-giong-duc-382631.html