“Trần gia” (NSND Trần Hiếu – nhạc sĩ Trần Tiến – nữ diva Trần Thu Hà) được biết đến là một trong những gia đình dòng dõi nghệ thuật bề thế nhất Hà Nội (ảnh: FB nhân vật)
Sinh năm 1936, cho đến hiện tại, NSND Trần Hiếu đã đi hát được hơn 75 năm. Sở hữu giọng nam trầm hiếm có, ông theo đuổi dòng nhạc trữ tình cách mạng với phong cách biểu diễn hài hước và duyên dáng
Nghệ sĩ Trần Hiếu gây ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả bằng hình ảnh một ông già hóm hỉnh hát những ca khúc: Chú voi con, Tôi là Lê Anh Nuôi, Hò kéo pháo... Ngoài biểu diễn, ông còn giảng dạy thanh nhạc và ngồi ghế giám khảo nhiều cuộc thi ca hát
Em trai của NSND Trần Hiếu là nhạc sĩ Trần Tiến. Nhiều năm trở về trước, hai anh em Trần Hiếu - Trần Tiến đã trở thành biểu tượng trong làng nhạc nhờ tài năng, chất nghệ sĩ
Trong khi anh trai giản dị và hóm hỉnh, nhạc sĩ Trần Tiến lại mang chất bụi, chất ngông của một lãng tử Hà Thành. Trần Tiến viết nhiều ca khúc nổi tiếng như: Giấc mơ Chapi, Mặt trời bé con, Ngẫu hứng sông Hồng... Nhạc sĩ cũng có duyên sân khấu khi tự thể hiện những sáng tác của mình với phong cách tự sự
Nối tiếp truyền thống âm nhạc của gia đình, Trần Thu Hà được biết đến là cái tên trẻ nhất trong “bộ tứ diva” của làng nhạc Việt Nam, bên cạnh những cái tên đình đám như: Thanh Lam, Hồng Nhung hay Mỹ Linh
Trần Thu Hà sinh năm 1977. Cô là con gái của NSND Trần Hiếu với người vợ đầu - nhà giáo ưu tú Vũ Thúy Huyền, nguyên trưởng khoa thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội
Trong suốt sự nghiệp ca hát của mình, Trần Thu Hà ghi dấu ấn với phong cách đa dạng, văn minh và có chiều sâu, lý tính nhưng cũng đầy cảm xúc. Cô cũng là người hát thành công các ca khúc của nhạc sĩ Trần Tiến như Sắc màu, Hà Nội ngày ấy...
Trong một buổi biểu diễn ở TP.HCM, nhạc sĩ Trần Tiến có buột miệng nói ra cụm từ "Trần gia nhã nhạc". Điều này đã vô tình gợi cảm hứng cho Trần Thu Hà về việc dùng nó như một thương hiệu âm nhạc gia đình. Tuy nhiên, thương hiệu ấy vốn tồn tại trong lòng công chúng yêu nhạc từ lâu mà không cần phải gọi thành tên
Sinh năm 1969, diva Thanh Lam là một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn đến nền âm nhạc Việt Nam. Thanh Lam sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, với bố là cố nhạc sĩ Thuận Yến và mẹ là nghệ sĩ nhạc dân tộc Thanh Hương
Mang gen di truyền, lại được sống trong môi trường nghệ thuật từ bé, Thanh Lam sớm theo con đường ca hát. Với giọng hát đầy nội lực cùng phong cách biểu diễn độc đáo, mới lạ, nữ ca sĩ đã chiếm trọn trái tim khán giả qua những ca khúc như: Giọt nắng bên thềm, Em và tôi, Ru đời đi nhé...
Chồng cũ Thanh Lam - nhạc sĩ Quốc Trung cũng là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng và tâm huyết với nền âm nhạc Việt Nam đương đại. Năm 1991, Quốc Trung bắt đầu kết hợp với Thanh Lam, tạo nên nhiều tiếng vang qua các ca khúc như: Thiện Thanh, Cho em một ngày... Quốc Trung cũng là người đã góp công rất lớn đưa Thanh Lam trở thành diva đầu tiên trong làng nhạc Việt
Hiện tại, dù đã "đường ai nấy đi", song sự gắn bó giữa Thanh Lam và Quốc Trung vẫn khiến họ được coi như một gia đình âm nhạc, khó có thể tách rời
Quốc Trung và Thanh Lam có với nhau hai người con là Thiện Thanh và Quang Đăng trước khi chia tay vào năm 2002. Hiện con gái Thiện Thanh có xu hướng đi theo con đường nhạc nhẹ của mẹ trong khi con trai Đăng Quang theo ngành piano cổ điển và đã giành được nhiều giải thưởng lớn
Gia đình NSND Lê Khanh: Lê Khanh (sinh năm 1963) xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Gia đình của nữ diễn viên Lê Khanh cũng được coi là trường hợp đặc biệt khi có nhiều NSND và NSƯT nhất Việt Nam. Nhà có 5 người thì 3 người là NSƯT, 2 người còn lại là... NSND
Cha của nữ diễn viên Lê Khanh là nghệ sĩ kịch nói - NSND Trần Tiến và mẹ là NSƯT Lê Mai
Hai người chị em của Lê Khanh cũng là những tên tuổi nổi tiếng không kém là NSƯT Lê Vân và NSƯT Lê Vy
Em út Lê Vy (bên trái) cũng gặt hái được những thành công nhất định trên con đường nghệ thuật. Khởi nghiệp là diễn viên múa, sau này, Lê Vy lấn sân sang nghề diễn và ghi dấu ấn trong: Cổ tích tuổi 17, Giải hạn... Chị cả Lê Vân cũng có những vai diễn để đời trong các phim: Chị Dậu, Thương nhớ đồng quê, Bao giờ cho đến tháng 10...
Bản thân Lê Khanh hiện là NSND. Cô được phong danh hiệu cao quý này vào năm 2001, khi tuổi đời còn khá trẻ
Lê Khanh từng được ví là "bà hoàng sân khấu". Năm 8 tuổi, Lê Khanh đã góp mặt trong bộ phim truyền hình đầu tiên. Tên tuổi của nữ diễn viên gắn liền với các vai diễn kinh điển của sân khấu như: Juliet trong “Romeo và Juliet”, Đan Thiềm trong “Vũ Như Tô” hay Lý Chiêu Hoàng trong “Rừng trúc”…
Chồng của NSND Lê Khanh cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Anh là đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Thanh. Hơn hai thập kỷ chung sống, Lê Khanh – Việt Thanh có với nhau "gia tài" là hai người con, một gái một trai và hiện đều đã trưởng thành (ảnh: FB nhân vật)
Kiều Phương