Những giống cua thịt ngon trên thế giới, có cả loại ở Việt Nam

Cua là món hải sản được yêu thích trên khắp thế giới không chỉ bởi hương vị thơm ngọt mà còn vì sự đa dạng và độc đáo của từng giống loài.

Từ cua hoàng đế với thớ thịt dày chắc, cua tuyết ngọt thanh vùng biển lạnh, đến cua Cà Mau thân quen, mỗi loại cua đều mang nét đặc trưng về hình dáng, hương vị và giá trị ẩm thực. Sau đây là một số loại cua thịt được đầu bếp ứng dụng trong chế biến món ăn.

Ảnh minh họa: Coco's Crush Bar IRB

Ảnh minh họa: Coco's Crush Bar IRB

Cua Tuyết Canada là sản hải sản cao cấp, được đánh bắt từ vùng biển lạnh của Bắc Đại Tây Dương, nổi tiếng với hương vị ngọt tự nhiên, kết cấu mọng nước và thịt trắng như tuyết. Những con cua này được nấu chín hoàn toàn và đông lạnh ở độ tươi ngon nhất, lý tưởng cho nhiều mục đích ẩm thực, từ món khai vị, hải sản cho đến món chính. Mỗi cụm cua gồm một bên thân, càng và chân, được chế biến và đóng gói để giữ độ tươi chất lượng nhất.

Ảnh minh họa: Dominika Kamińska

Ảnh minh họa: Dominika Kamińska

Centolla fueguina là một loài giáp xác có hương vị đặc biệt thuộc họ cua Lithodes santolla, còn được gọi là cua hoàng đế miền Nam hoặc cua Tierra del Fuego, có nguồn gốc từ vùng bờ biển phía nam của Argentina. Vùng đánh bắt cua nổi tiếng nhất với chất lượng cua hảo hạng nằm ở Kênh Beagle, phía nam Argentina.

Thịt cua ngọt, thơm ngon, nằm ở phần chân dài và lớp vỏ đỏ, gai nhọn, được nhiều người coi là một trong những loại thịt cua ngon nhất thế giới. Là một món ăn tinh tế, centolla fueguina chắc chắn là một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng nhất của tỉnh Tierra del Fuego, được phục vụ tại các nhà hàng trên khắp vùng.

Ảnh minh họa: Southwest Florida

Ảnh minh họa: Southwest Florida

Vùng nước ấm của bờ biển Vịnh Florida, Mỹ là nơi sinh sống của hải sản đặc trưng của tiểu bang - cua đá. Loài giáp xác nhỏ này có lớp vỏ nhẵn màu nâu đỏ với đôi càng to khỏe chứa đầy thịt ngọt, mềm và thơm ngon. Càng cua đá là mục tiêu chính khi đánh bắt loài giáp xác này từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 5.

Ảnh minh họa: Getty Image

Ảnh minh họa: Getty Image

Trong khu nước ngập mặn ở vùng Sergipe, Brazil, có một loài cua nhỏ với thịt thơm ngon, mềm. Loài cua này được gọi là aratù, một loài giáp xác thuộc họ Grapsidae, sống trong các hang hốc trên cát hoặc bên trong các cành cây rậm rạp. Theo truyền thống, đánh bắt cua aratù là công việc của phụ nữ: họ sẽ kéo cua vào những chiếc bẫy gỗ được thiết kế đặc biệt, rồi chiều tối trở về làng chia sẻ chiến lợi phẩm với gia đình.

Ảnh minh họa: Hokkaido Uni Shop

Ảnh minh họa: Hokkaido Uni Shop

Cua lông Hokkaido, hay còn gọi là kegani, một loài cua quý hiếm được tìm thấy ở Thái Bình Dương và biển Nhật Bản. Loài cua này có lớp lông gai bao phủ toàn bộ cơ thể. Thịt cua dày và chắc, hương vị ngọt thanh. Cua thường được luộc trong nước muối để giữ hương vị tự nhiên nhất, sau đó được cắt thành từng miếng và thưởng thức bằng tay. Người ta thường bắt đầu từ cua rồi mới đến trứng cua. Trứng cua Hokkaido có mùi thơm và vị thanh nhẹ.

Ảnh minh họa: Getty Image

Ảnh minh họa: Getty Image

Cua Devon là một loài cua được đánh bắt bền vững ở vùng biển ngoài khơi bờ biển Nam Devon. Cua được đánh bắt bằng cách sử dụng các lồng lưới đặt ở đáy biển, và chúng không gây hại cho môi trường xung quanh.

Thịt cua giàu khoáng chất và vitamin, ít chất béo. Thịt cũng chứa axit Omega 3, giúp ngăn ngừa bệnh tim và hỗ trợ sự phát triển của não bộ. Thịt cua thường được trộn với nước cốt chanh và sốt mayonnaise trước khi phết lên bánh mì nướng.

Ảnh minh họa: Cô Tư Cà Mau

Ảnh minh họa: Cô Tư Cà Mau

Cua Năm Căn, một đặc sản đã được công nhận thương hiệu của tỉnh Cà Mau, Việt Nam, sinh trưởng trong môi trường sinh thái độc đáo của Năm Căn, một huyện được bao quanh bởi biển và được bồi đắp bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch và rừng ngập mặn. Phù sa từ sông Cửa Lớn tạo độ mặn ổn định, tạo nên môi trường sống lý tưởng cho loài cua này.

Cua Năm Căn chủ yếu ăn cá nhỏ, cho thịt chắc, ngọt và đậm đà. Khác với cua nuôi công nghiệp, cua Năm Căn có lớp vỏ sẫm màu, chắc và hương vị đặc sắc. Khả năng sống tốt cho phép vận chuyển cua ở đường dài, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa như Hà Nội và TPHCM, cũng như thị trường quốc tế tại Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ảnh minh họa: Getty Image

Ảnh minh họa: Getty Image

Cua đồng Trung Quốc là loài cua nổi bật với bộ càng lông trông giống như găng tay, nên được gọi là cua đồng. Loài cua này có nguồn gốc từ các cửa sông ven biển Đông Á, từ Triều Tiên ở phía bắc đến tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc ở phía nam.

Ngoài những chiếc càng lông đặc trưng ở con đực, loài cua này còn có vỏ màu nâu nhạt đến xanh và có thể phát triển độ rộng mai đến 10cm. Trong ẩm thực Trung Hoa, cua đồng được xem là một món ngon, đặc biệt là vào mùa thu khi cua đầy trứng. Trứng và thịt cua được đánh giá cao nhờ hương vị đặc trưng.

Ảnh minh họa: Getty Image

Ảnh minh họa: Getty Image

Được coi là một đặc sản ở Vanuatu, loài cua này được gọi là cua dừa vì dừa là một trong những nguồn thức ăn chính của loài giáp xác này. Chúng cũng ăn các loại thức ăn khác, bao gồm trái cây nhiệt đới và xác động vật cùng nhiều loại khác. Không chỉ là loài cua đất lớn nhất hành tinh, loài cua này còn được biết đến với khả năng lột bỏ lớp vỏ ngoài và làm cứng toàn bộ cơ thể thông qua quá trình tái canxi hóa.

Cua dừa không có màu vỏ đặc trưng và có thể được tìm thấy với nhiều màu sắc khác nhau như tím đậm, xanh lam, đỏ cam, nâu, hoặc pha trộn giữa các sắc thái vàng, đỏ và xanh lam. Bị đe dọa tuyệt chủng do khai thác quá mức, cua dừa có thể sống tới hơn 50 năm và chúng thường sống đơn độc, ẩn náu trong các khe nứt hoặc hang hốc.

Tổng hợp

Phúc An

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/nhung-giong-cua-thit-ngon-tren-the-gioi-co-ca-loai-o-viet-nam/