Vạn Lý Trường Thành là một tập hợp các hàng rào kiên cố được xây dựng qua hàng trăm năm để bảo vệ các đế chế khác nhau của Trung Quốc khỏi các bộ lạc du mục ở phía bắc.
Bé gái mặc trang phục Hanbok truyền thống nhìn qua hàng rào quân sự hướng về phía Triều Tiên tại công viên Imjingak, phía Nam đường phân giới quân sự và khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc.
Một du khách quay phim qua hàng rào được trang trí bằng những dải ruy băng mang thông điệp thống nhất hai miền Triều Tiên tại gian hàng Imjingak gần biên giới với Triều Tiên ở Paju, Hàn Quốc.
Bức tường cát hay còn được gọi là bức tường Tây Sahara Morocco một bức tường kiên cố dài 1.700 dặm (xấp xỉ 2.700km) chạy qua Tây Sahara và phần phía Tây Nam Morocco được xây dựng suốt những năm 1980
Hàng rào dây thép gai dài hàng trăm km được dựng lên ở biên giới Bulgaria - Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn làn sóng nhập cư và các băng nhóm tội phạm nguy hiểm xâm nhập vào xứ sở hoa hồng.
Hình ảnh từ khu phố Issawiya ở phía Đông Jerusalem hướng sang trại tị nạn Shuafat của người Palestine.
Đằng sau bức tường còn được gọi là hàng rào an ninh ngăn cách gây tranh cãi của Israel.
Biên giới Ấn Độ-Pakistan xuất hiện như một đường màu cam trong bức ảnh được chụp bởi phi hành đoàn Expedition 28 trên Trạm vũ trụ quốc tế. Hàng rào giữa hai nước được thắp sáng cho mục đích giám sát.
Một phần được xây dựng gần đây của hàng rào biên giới Hoa Kỳ-Mexico băng qua bãi cát sa mạc nguyên sơ giữa Yuma, Arizona và Calexico, California. Hàng rào cao 4,5m, có thể được nâng lên bằng máy và đặt lại vị trí bất cứ khi nào cồn cát sa mạc di chuyển gây ảnh hưởng hoặc chôn vùi nó.
Chiếc xe Jeep Cherokee màu bạc bị nghi ngờ do những kẻ buôn lậu cố lái xe vượt qua hàng rào biên giới Mỹ-Mexico, nằm kẹt trên đỉnh hàng rào vào ngày 31-10-2012, gần Yuma, Arizona. Hai nghi phạm đã trốn vào Mexico khi các đặc vụ đến hiện trường.
Hình ảnh nhìn từ trên không của hàng rào biên giới Hoa Kỳ-Mexico, tại Playas de Tijuana, bang Baja California, vào ngày 11-1-2019
Hai người phụ nữ ôm nhau qua trong cuộc biểu tình "Không phải bức tường" của các nhà hoạt động ở Mỹtrước bức tường ngăn cách tại công viên Ciudad Juarez, Mexico và Công viên Sunland, New Mexico, Hoa Kỳ.
Thay thế hàng rào biên giới cũ dọc theo một phần của biên giới Hoa Kỳ-Mexico từ Tijuana, bang Baja California, Mexico.
Hàng rào biên giới ngăn cách Maroc và thành phố tự trị Melilla của Tây Ban Nha ở bờ biển Bắc Phi.
Lực lượng thực thi pháp luật Tây Ban Nha theo dõi những người nhập cư châu Phi ngồi trên hàng rào sau cuộc lộn xộn tại hàng rào biên giới trên lãnh thổ Melilla của Tây Ban Nha năm 2014.
Phần còn lại của bức tường Hadrian ở Northumberland, Anh. Bức tường Hadrian là một pháo đài phòng thủ của La Mã được xây dựng vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, trải dài toàn bộ nước Anh từ Biển Ireland ra BiểnBắc.
Trò chuyện bên tách cà phê tại thành phố bị chia cắt Nicosia, CH Cyprus. Nicosia đã được chia thành 2 phần: 1 phần thuộc Hy Lạp ở phía Nam và 1 phần thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Bắc, kể từ cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tàn khốc năm 1974.
Hàng rào biên giới phân chia Triều Tiên (thành phố Đan Đông) và phía Đông Bắc Trung Quốc.
Con sông Áp Lục là ranh giới tự nhiên giữa 2 quốc gia này.
Nghệ sĩ người Ý vẽ bức tranh tường về thiếu niên Palestine bị bắt giam, Ahed Tamimi, trên hàng rào ở Bethlehem, khu Bờ Tây bị chiếm đóng.
Các binh sĩ của Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ đứng gác dọc theo hàng rào gần biên giới Ấn Độ-Pakistan cách Jammu, Ấn Độ khoảng 65 km về phía bắc. Hàng rào chia cắt hai nước, nơi đã diễn ra 3 cuộc chiến kể từ năm 1947, là một trong những khu vực quân sự hóa nhất trên thế giới.
Một phần của hàng rào điện khí hóa dọc theo "Đường kiểm soát" giữa Ấn Độ và Pakistan trong khu vực Noushera.
Người di cư tháo chạy sau khi đặt chân lên Hungary bằng cách vượt qua hàng rào bảo vệ tạm thời dọc theo biên giới Hungary-Serbia.
Bức tường Berlin nhân chứng lịch sử chia cắt Đông Tây tồn tại từ năm 1961 đến năm 1989.
Cư dân ở Naco, Arizona cùng cư dân của Naco, Sonora, Mexico trong một trận đấu bóng chuyền "Fiesta Binacional" lần thứ tư tại hàng rào ngăn cách Mỹ (trái) và Mexico (phải).
"Bức tường hòa bình" phân chia cộng đồng Công giáo và Tin lành tại Belfast, Bắc Ireland. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1969, hầu hết các bức tường vẫn còn nguyên vẹn kểcả sau khi Thỏa thuận thứ sáu tốt lành được ký vào năm 1998.
Hàng rào ở biên giới Ukraine-Nga gần Hopunchka, khu vực Kharkov, miền Đông Ukraine.
Một người nhập cư Zimbabwe trèo qua hàng rào dây thép gai sang Nam Phi. Đối mặt với xung đột kinh tế và áp bức chính trị tại quê nhà, người dân Zimbabwe tràn qua biên giới, bất chấp công cuộc ngăn cản chống lại người nhập cư nước ngoài ở Nam Phi.
Bức tường ngăn cách thị trấn phía nam Dải Gaza và Ai Cập nổ tung vào tháng 9-2005. Các chiến binh Hamas đã phá một lỗ hổng tại hàng rào. Một loạt các khối bê tông khổng lồ đã được đặt ở biên giới Rafah ngay trong đêm khi các quan chức Ai Cập và Palestine cố gắng hạn chế cảnh hỗn loạn.
Tuệ Minh (Theo The Atlantic)