Những hành động kháng lệnh làm thay đổi cả lịch sử

Chỉ huy và tuân thủ mệnh lệnh là hai yếu tố quan trọng để thành công trong các chiến dịch quân sự. Nhưng một số sự kiện xảy ra từ Thế chiến II tới gần đây cho thấy, đôi khi việc kháng lệnh đã làm thay đổi cả lịch sử, ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra.

Năm 1983, sĩ quan Liên Xô Stanislav Petrov thuộc lực lượng phòng không đồn trú tại boongke Serpukhov-15 gần Matxcơva. Một ngày, hệ thống cảnh báo sớm phát hiện tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ đang bay tới.

Năm 1983, sĩ quan Liên Xô Stanislav Petrov thuộc lực lượng phòng không đồn trú tại boongke Serpukhov-15 gần Matxcơva. Một ngày, hệ thống cảnh báo sớm phát hiện tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ đang bay tới.

Ông Petrov và đội ngũ của ông quả quyết đó là báo động giả, nên không đánh trả. Một cuộc điều tra sau đó cho thấy hệ thống được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mây. Hành động này đã giúp ngăn chặn thảm họa có thể khiến cả triệu người tử vong.

Ông Petrov và đội ngũ của ông quả quyết đó là báo động giả, nên không đánh trả. Một cuộc điều tra sau đó cho thấy hệ thống được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mây. Hành động này đã giúp ngăn chặn thảm họa có thể khiến cả triệu người tử vong.

Vẫn trong thời Chiến tranh Lạnh, khi cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 leo thang, Mỹ và Liên Xô gần như không tránh khỏi một cuộc chiến tranh hạt nhân mà hậu quả là hành tinh có thể bị hủy diệt.

Vẫn trong thời Chiến tranh Lạnh, khi cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 leo thang, Mỹ và Liên Xô gần như không tránh khỏi một cuộc chiến tranh hạt nhân mà hậu quả là hành tinh có thể bị hủy diệt.

Nhưng ngay cả khi cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nguyên thủ Liên Xô Nikita Khrushchev thành công thì cuộc chiến suýt nữa xảy ra vì… sự hiểu lầm của một thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô.

Nhưng ngay cả khi cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nguyên thủ Liên Xô Nikita Khrushchev thành công thì cuộc chiến suýt nữa xảy ra vì… sự hiểu lầm của một thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô.

Được trang bị tên lửa hạt nhân, tàu ngầm B-59 của Liên Xô đồn trú ở vùng Caribe, cùng với 3 tàu khác. Khi Hải quân Mỹ phát hiện ra tàu ngầm, họ bắt đầu thả bom chìm gần đó.

Được trang bị tên lửa hạt nhân, tàu ngầm B-59 của Liên Xô đồn trú ở vùng Caribe, cùng với 3 tàu khác. Khi Hải quân Mỹ phát hiện ra tàu ngầm, họ bắt đầu thả bom chìm gần đó.

Được lệnh tấn công đối phương nếu bị khiêu khích, chỉ huy tàu B-59 Valentin Savitsky nghĩ rằng chiến tranh đã bắt đầu nên ra lệnh phóng tên lửa. May mắn thay, chỉ huy hạm đội Vasili Arkhipov cũng có mặt trên tàu.

Được lệnh tấn công đối phương nếu bị khiêu khích, chỉ huy tàu B-59 Valentin Savitsky nghĩ rằng chiến tranh đã bắt đầu nên ra lệnh phóng tên lửa. May mắn thay, chỉ huy hạm đội Vasili Arkhipov cũng có mặt trên tàu.

Chỉ huy hạm đội cảm thấy rằng người Mỹ chỉ cố tình bắt tàu ngầm phải ngoi lên mặt nước. Ông đã thuyết phục chỉ huy tàu thu lệnh và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Chỉ huy hạm đội cảm thấy rằng người Mỹ chỉ cố tình bắt tàu ngầm phải ngoi lên mặt nước. Ông đã thuyết phục chỉ huy tàu thu lệnh và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Trước đó, vào năm 1944, khi quân Đồng minh tiến vào miền Bắc nước Pháp, Quốc trưởng Adolf Hitler đã ra lệnh cho các lực lượng địa phương đốt cháy Paris để tránh rơi vào tay kẻ thù.

Trước đó, vào năm 1944, khi quân Đồng minh tiến vào miền Bắc nước Pháp, Quốc trưởng Adolf Hitler đã ra lệnh cho các lực lượng địa phương đốt cháy Paris để tránh rơi vào tay kẻ thù.

Nhưng Tướng Dietrich von Choltitz đã từ chối tuân thủ, sau đó ký vào biên bản đầu hàng của quân Đức Quốc xã khi Thủ đô nước Pháp được giải phóng.

Nhưng Tướng Dietrich von Choltitz đã từ chối tuân thủ, sau đó ký vào biên bản đầu hàng của quân Đức Quốc xã khi Thủ đô nước Pháp được giải phóng.

Trong hồi ký sau này, ông cho biết cảm thấy mệnh lệnh đó không có giá trị quân sự và rằng Hitler có vấn đề về tâm thần

Trong hồi ký sau này, ông cho biết cảm thấy mệnh lệnh đó không có giá trị quân sự và rằng Hitler có vấn đề về tâm thần

Tương tự, vào tháng 3-1945, quân Đồng minh đã chiếm được cây cầu cuối cùng trên sông Rhine cho phép tiếp cận vào Đức. Sau đó, Hitler đã ban hành Sắc lệnh Nero xóa sổ toàn bộ ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng của Đức.

Tương tự, vào tháng 3-1945, quân Đồng minh đã chiếm được cây cầu cuối cùng trên sông Rhine cho phép tiếp cận vào Đức. Sau đó, Hitler đã ban hành Sắc lệnh Nero xóa sổ toàn bộ ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng của Đức.

Nhiệm vụ này được giao cho Albert Speer - Bộ trưởng vũ khí và là bạn của Hitler. Tuy nhiên, ông Speer cảm thấy rằng lệnh này sẽ có tác động tàn phá đến người dân Đức.

Nhiệm vụ này được giao cho Albert Speer - Bộ trưởng vũ khí và là bạn của Hitler. Tuy nhiên, ông Speer cảm thấy rằng lệnh này sẽ có tác động tàn phá đến người dân Đức.

Giống như von Choltitz, Speer cũng nghi ngờ Quốc trưởng không ổn định về mặt tinh thần. Ông cũng làm theo chỉ đạo nhưng ban hành các lệnh thay thế được mã hóa để Sắc lệnh Nero không tiến triển được.

Giống như von Choltitz, Speer cũng nghi ngờ Quốc trưởng không ổn định về mặt tinh thần. Ông cũng làm theo chỉ đạo nhưng ban hành các lệnh thay thế được mã hóa để Sắc lệnh Nero không tiến triển được.

Cũng trong Thế chiến II, Trung úy Tom Derrick trở thành một trong những người lính nổi bật nhất của Australia vì hành động trong Trận Sattelberg ở New Guinea năm 1943.

Cũng trong Thế chiến II, Trung úy Tom Derrick trở thành một trong những người lính nổi bật nhất của Australia vì hành động trong Trận Sattelberg ở New Guinea năm 1943.

Sau một tuần chiến đấu với quân Nhật, sĩ quan chỉ huy của Derrick đã ra lệnh rút lui. Nhưng Derrick phản bác: “Kệ sĩ quan chỉ huy, hãy cho tôi 20 phút và chúng ta sẽ chiếm được nơi này”.

Sau một tuần chiến đấu với quân Nhật, sĩ quan chỉ huy của Derrick đã ra lệnh rút lui. Nhưng Derrick phản bác: “Kệ sĩ quan chỉ huy, hãy cho tôi 20 phút và chúng ta sẽ chiếm được nơi này”.

Lúc đó, Derrick đã tiến vào chiến hào của quân Nhật Bản trong khi được đồng đội yểm trợ hỏa lực. Ông đã dọn sạch 10 vị trí đặt súng máy của địch, giúp đơn vị hoàn thành mục tiêu. Nhưng binh sĩ dũng cảm này sau đó hy sinh vì thương tích năm 1945

Lúc đó, Derrick đã tiến vào chiến hào của quân Nhật Bản trong khi được đồng đội yểm trợ hỏa lực. Ông đã dọn sạch 10 vị trí đặt súng máy của địch, giúp đơn vị hoàn thành mục tiêu. Nhưng binh sĩ dũng cảm này sau đó hy sinh vì thương tích năm 1945

Ở mặt trận khác vào năm 1951, Quân đội Trung Quốc đã phát động Chiến dịch Mùa xuân chống quân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên, điều 300.000 quân sang Triều Tiên

Ở mặt trận khác vào năm 1951, Quân đội Trung Quốc đã phát động Chiến dịch Mùa xuân chống quân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên, điều 300.000 quân sang Triều Tiên

Một đơn vị từ Đại đội Biệt kích số 8 của Mỹ đã bị mắc kẹt sau cuộc tiến công này. Chỉ huy đơn vị đã gọi điện cầu cứu, nhưng các lực lượng còn lại quyết định rút lui.

Một đơn vị từ Đại đội Biệt kích số 8 của Mỹ đã bị mắc kẹt sau cuộc tiến công này. Chỉ huy đơn vị đã gọi điện cầu cứu, nhưng các lực lượng còn lại quyết định rút lui.

Tuy nhiên, Trung úy David Teich khi đó kháng lệnh, quyết định cử 4 xe tăng, giải cứu thành công 66 người đang nằm trong vòng vây của đối phương.

Tuy nhiên, Trung úy David Teich khi đó kháng lệnh, quyết định cử 4 xe tăng, giải cứu thành công 66 người đang nằm trong vòng vây của đối phương.

Yên Vũ

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-hanh-dong-khang-lenh-lam-thay-doi-ca-lich-su-post585173.antd