Những hành tinh bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

Sao Thủy cách Mặt trời một phần ba khoảng cách so với Trái đất, là một hành tinh của các thái cực. Bức xạ Mặt Trời khiến sao Thủy không thể có bầu khí quyển, điều này có nghĩa là sự sống khó có thể phát triển ở đây.

Sao Thủy cách Mặt trời một phần ba khoảng cách so với Trái đất, là một hành tinh của các thái cực. Bức xạ Mặt Trời khiến sao Thủy không thể có bầu khí quyển, điều này có nghĩa là sự sống khó có thể phát triển ở đây.

Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất. Điểm nổi bật của Sao Thổ là hệ thống vành đai các hành tinh quay xung quanh khiến nó có hình dạng rất nổi bật.

Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất. Điểm nổi bật của Sao Thổ là hệ thống vành đai các hành tinh quay xung quanh khiến nó có hình dạng rất nổi bật.

Sao Thiên Vương có một hệ thống vành đai, từ quyển và rất nhiều vệ tinh tự nhiên. Hệ thống Sao Thiên Vương có cấu trúc độc nhất bởi vì trục tự quay của nó bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh.

Sao Thiên Vương có một hệ thống vành đai, từ quyển và rất nhiều vệ tinh tự nhiên. Hệ thống Sao Thiên Vương có cấu trúc độc nhất bởi vì trục tự quay của nó bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh.

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Bao quanh Mộc Tinh là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 67 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, vệ tinh lớn nhất, có đường kính lớn hơn Sao Thủy.

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Bao quanh Mộc Tinh là một hệ thống vành đai mờ nhạt cũng như từ quyển mạnh. Có ít nhất 67 vệ tinh tự nhiên quay quanh nó, vệ tinh lớn nhất, có đường kính lớn hơn Sao Thủy.

Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến.

Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến.

Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Lõi hành tinh có thể có bề mặt tuy rắn nhưng nhiệt độ của nó có thể cao tới hàng nghìn độ và áp suất rất lớn. Khí mêtan trong tầng ngoài khí quyển là nguyên nhân Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam.

Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Lõi hành tinh có thể có bề mặt tuy rắn nhưng nhiệt độ của nó có thể cao tới hàng nghìn độ và áp suất rất lớn. Khí mêtan trong tầng ngoài khí quyển là nguyên nhân Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam.

Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái Đất.

Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái Đất.

Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh" là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh" là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

Sao Diêm Vương là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời. Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4 - 7.4 tỷ km) từ Mặt Trời.

Sao Diêm Vương là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời. Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4 - 7.4 tỷ km) từ Mặt Trời.

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất.

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-hanh-tinh-bi-an-nhat-trong-he-mat-troi-post583769.antd