Những hiện vật về Hội nghị Paris

50 năm đã trôi qua kể từ ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký tại thủ đô Paris của nước Pháp. Văn kiện quan trọng này là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất trên thế giới với thời gian gần 5 năm. Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu bạn đọc hình ảnh những hiện vật gợi nhớ về cuộc đàm phán lịch sử này.

Ngày 27/1/1973, Bộ trưởng Ngoại giao 4 bên dự Hội nghị Paris là ông Nguyễn Duy Trinh (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), bà Nguyễn Thị Bình (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam), ông W. Rogers (Mỹ) và ông Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn) đã chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; và 4 nghị định thư liên quan.

Ngày 28/1/1973, ngừng bắn trên toàn miền nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành.

Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với thời gian gần 5 năm, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.

Bút ký Định ước Hiệp định Paris; bút ký Hiệp định Paris 1973 và Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký tại Paris, Pháp, ngày 27/1/1973. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Bút ký Định ước Hiệp định Paris; bút ký Hiệp định Paris 1973 và Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký tại Paris, Pháp, ngày 27/1/1973. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Bút ký Hiệp định Paris năm 1973. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Bút ký Hiệp định Paris năm 1973. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Bản chì in bản Hiệp định Paris năm 1973. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Bản chì in bản Hiệp định Paris năm 1973. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Con dấu của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam. (Ảnh: Trung tâm Lưu giữ quốc gia III)

Con dấu của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam. (Ảnh: Trung tâm Lưu giữ quốc gia III)

Xoong quấy xi dùng để niêm phong bản Hiệp định. (Ảnh: Trung tâm Lưu giữ quốc gia III)

Xoong quấy xi dùng để niêm phong bản Hiệp định. (Ảnh: Trung tâm Lưu giữ quốc gia III)

Đài nghe tin tức của đồng chí Lê Đức Thọ trong thời gian họp Hội nghị Paris cho đến hết Chiến dịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đài nghe tin tức của đồng chí Lê Đức Thọ trong thời gian họp Hội nghị Paris cho đến hết Chiến dịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hộ chiếu công vụ của Cộng hòa miền nam Việt Nam. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hộ chiếu công vụ của Cộng hòa miền nam Việt Nam. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủy quyền Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thay mặt Chính phủ ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủy quyền Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thay mặt Chính phủ ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Phù hiệu của thành viên đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris. (Ảnh: Trung tâm Lưu giữ quốc gia III)

Phù hiệu của thành viên đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris. (Ảnh: Trung tâm Lưu giữ quốc gia III)

Sổ tay một vạn chữ ký của nhân dân Cuba dành tặng Việt Nam. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Sổ tay một vạn chữ ký của nhân dân Cuba dành tặng Việt Nam. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Bảng chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris, ngày 2/3/1973. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Bảng chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris, ngày 2/3/1973. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Ảnh: THỦY NGUYÊN; TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-nhung-hien-vat-ve-hoi-nghi-paris-post735652.html