Những hình ảnh cho thấy sự hoang tàn của Gaza sau một năm chiến sự

Một năm sau khi Israel tấn công vào Gaza để truy lùng các thành viên Hamas, không ai còn nhận ra một dải đất vốn là nơi sinh sống của khoảng 2,3 triệu người Palestine, với những góc phố, bãi biển, khu chợ… nhộn nhịp nữa.

Các cuộc tấn công của Israel đã biến toàn bộ các khu phố thành đống đổ nát, xóa sổ các nhà thờ Hồi giáo và nhà thờ có niên đại hàng thế kỷ và phá hủy các vùng đất nông nghiệp quan trọng.

Quy mô phá hủy ở khu vực nhỏ chỉ 365 km2 này quá lớn đến nỗi nhiều cư dân không thể trở về nhà - và có khả năng sẽ không thể trở về trong tương lai gần.

 Hố bom khổng lồ ở trại tị nạn Jabalia. Ảnh: BBC

Hố bom khổng lồ ở trại tị nạn Jabalia. Ảnh: BBC

Hình ảnh vệ tinh cho thấy địa hình đầy hố bom, những cánh đồng bị cháy xém và những tòa nhà bị san phẳng trong màu xám. Dưới đây là những thiệt hại trải dài từ Bắc Gaza đến Rafah:

Các cuộc tấn công vào trại tị nạn

Jabalia, nằm ở Bắc Gaza, là trại tị nạn lớn nhất trong 8 trại tị nạn của Dải Gaza. Trại này được thành lập vào năm 1948 sau khi quân đội Israel di dời hơn 750.000 người Palestine khỏi nhà của họ, có diện tích chỉ 1,4 km2 và là một trong những trại tị nạn đông dân nhất ở Dải Gaza.

 Jabalia (phía trên cùng) và 7 trại tị nạn khác ở Dải Gaza đều đã hứng chịu bom đạn trong 1 năm qua. Đồ họa: Al Jazeera

Jabalia (phía trên cùng) và 7 trại tị nạn khác ở Dải Gaza đều đã hứng chịu bom đạn trong 1 năm qua. Đồ họa: Al Jazeera

Quân đội Israel đã nhiều lần tấn công trại Jabalia, bằng những quả bom 1 tấn. Loại bom này có sức tàn phá rất lớn, với minh chứng là những hố bom có đường kính cả chục mét ở trại Jabalia.

 Trại tị nạn Jabalia trước khi bị không kích. Ảnh: Al Jazeera

Trại tị nạn Jabalia trước khi bị không kích. Ảnh: Al Jazeera

 Trại tị nạn Jabalia sau khi bị không kích. Ảnh: Al Jazeera

Trại tị nạn Jabalia sau khi bị không kích. Ảnh: Al Jazeera

Các cuộc tấn công vào nhà thờ

Cách Jabalia khoảng 3 km về phía nam là Phố cổ Gaza, nơi có một số di sản văn hóa lâu đời nhất Trung Đông, có niên đại từ thế kỷ thứ 5.

 Nhà thờ Hồi giáo Omari vĩ đại trước và sau khi bị không kích. Ảnh: Anadolu Agency

Nhà thờ Hồi giáo Omari vĩ đại trước và sau khi bị không kích. Ảnh: Anadolu Agency

Trong số các địa danh đáng chú ý của phố cổ có những địa điểm thờ tự quan trọng, bao gồm Nhà thờ Hồi giáo Omari vĩ đại, còn được gọi là Nhà thờ Hồi giáo vĩ đại của Gaza, cùng với hai nhà thờ Thiên chúa giáo nổi tiếng: Nhà nguyện St Philip the Evangelist và Nhà thờ Saint Porphyrius. Cả 3 nơi này đều đã bị tàn phá bởi bom đạn.

 Nhà thờ Hồi giáo Al-Hasayna, gần cảng biển của Thành phố Gaza, trước và sau khi trúng bom. Ảnh: AFP

Nhà thờ Hồi giáo Al-Hasayna, gần cảng biển của Thành phố Gaza, trước và sau khi trúng bom. Ảnh: AFP

Ngoài ra, Nhà thờ Hồi giáo Ahmed Yasin và Nhà thờ Hồi giáo Al-Hasayna ở Thành phố Gaza, Nhà thờ Hồi giáo Salim Abu ở Beit Lahia và Nhà thờ Hồi giáo Khalid bin Al-Walid ở Khan Younis cũng không còn lành lặn vì những cuộc không kích.

 Phố cổ Gaza trước cuộc chiến. Ảnh: Al Jazeera

Phố cổ Gaza trước cuộc chiến. Ảnh: Al Jazeera

 Phố cổ Gaza sau một năm chiến sự. Ảnh: Al Jazeera

Phố cổ Gaza sau một năm chiến sự. Ảnh: Al Jazeera

Các cuộc tấn công vào trường học và trường đại học

Không xa trên con đường từ Phố cổ, ở trung tâm khu phố Remal của Thành phố Gaza, là Đại học Hồi giáo Gaza (IUG).

IUG, cùng với Đại học Al-Azhar, là hai trường đại học hàng đầu ở Dải Gaza, cung cấp giáo dục đại học cho hàng chục nghìn sinh viên mỗi năm.

 Đại học Hồi giáo Gaza vốn đẹp đẽ nay chỉ còn là đống đổ nát. Ảnh: Nature

Đại học Hồi giáo Gaza vốn đẹp đẽ nay chỉ còn là đống đổ nát. Ảnh: Nature

Mặc dù cả hai trường đại học đều là mục tiêu trong các cuộc chiến tranh trước đây, nhưng cuộc chiến tranh mới nhất này đã khiến khuôn viên trường của họ bị tàn phá hoàn toàn.

 Nơi tập trung các trường đại học tại Gaza nhìn từ trên cao, trước cuộc chiến. Ảnh: Al Jazeera

Nơi tập trung các trường đại học tại Gaza nhìn từ trên cao, trước cuộc chiến. Ảnh: Al Jazeera

 Những gì còn sót lại của khu vực từng nhộn nhịp sinh viên và các giảng đường đại học tại Gaza. Ảnh: Al Jazeera

Những gì còn sót lại của khu vực từng nhộn nhịp sinh viên và các giảng đường đại học tại Gaza. Ảnh: Al Jazeera

Các cuộc tấn công vào bệnh viện

Bệnh viện Al-Shifa, khu phức hợp y tế lớn nhất ở Gaza và là một trong những bệnh viện đầu tiên bị tấn công.

 Bệnh viện Al-Shifa trước và sau khi bị tấn công. Ảnh: Al Jazeera

Bệnh viện Al-Shifa trước và sau khi bị tấn công. Ảnh: Al Jazeera

Vào ngày 15/11/2023, quân đội Israel đã đột kích vào Bệnh viện Al-Shifa, nơi hàng ngàn người Palestine đang trú ẩn, với lý do có đường hầm của Hamas bên dưới khu phức hợp y tế này. Đến tháng 3, Israel lại đột kích bệnh viện để truy tìm các chiến binh Hamas. Những vụ tấn công khiến cơ sở y tế này rơi vào cảnh đổ nát nghiêm trọng.

 Khu phức hợp Bệnh viện Al-Shifa trước cuộc chiến. Ảnh: Al Jazeera

Khu phức hợp Bệnh viện Al-Shifa trước cuộc chiến. Ảnh: Al Jazeera

 Khu phức hợp Bệnh viện Al-Shifa hiện tại. Ảnh: Al Jazeera

Khu phức hợp Bệnh viện Al-Shifa hiện tại. Ảnh: Al Jazeera

Chia đôi Gaza

Ngoài sự tàn phá trên diện rộng ở Gaza, ranh giới của vùng đất này cũng bị thu hẹp do Israel tạo ra các vùng đệm.

 Hành lang Netzarim, một biên giới mới với người Gaza. Đồ họa: Al Jazeera

Hành lang Netzarim, một biên giới mới với người Gaza. Đồ họa: Al Jazeera

Dải Gaza đã bị đẩy vào bên trong và một dải rộng 1,5km, kéo dài 6,5km từ đông sang tây từ biên giới Israel đến Biển Địa Trung Hải, được gọi là Hành lang Netzarim. Nhiều tòa nhà đã bị phá hủy để củng cố hành lang này.

 Hình ảnh vệ tinh cho thấy một số tòa nhà đã bị phá hủy để nhường chỗ cho Hành lang Netzarim, chụp ngày 7/8/2024. Ảnh: Al Jazeera

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một số tòa nhà đã bị phá hủy để nhường chỗ cho Hành lang Netzarim, chụp ngày 7/8/2024. Ảnh: Al Jazeera

 Hình ảnh vệ tinh một khu vực trước khi bị phá hủy để nhường chỗ cho Hành lang Netzarim. Ảnh: Al Jazeera

Hình ảnh vệ tinh một khu vực trước khi bị phá hủy để nhường chỗ cho Hành lang Netzarim. Ảnh: Al Jazeera

 Hình ảnh vệ tinh một khu vực trước sau bị phá hủy để nhường chỗ cho Hành lang Netzarim. Ảnh: Al Jazeera

Hình ảnh vệ tinh một khu vực trước sau bị phá hủy để nhường chỗ cho Hành lang Netzarim. Ảnh: Al Jazeera

Phá hủy đất nông nghiệp

Xa hơn về phía nam, ở trung tâm Gaza, nằm Deir el-Balah, một trong những trung tâm nông nghiệp chính của Gaza, nổi tiếng với việc trồng cam, ô liu và đặc biệt là chà là.

 Các trang trại ở khu vực Maghazi trước và sau khi bị phá hủy. Ảnh: Washington Post

Các trang trại ở khu vực Maghazi trước và sau khi bị phá hủy. Ảnh: Washington Post

Nhưng giờ đây, các trang trại, đường sá và nhà cửa ở những khu vực này cũng đều bị phá hủy nặng nề.

Nguyễn Khánh (theo AJ, WP)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nhung-hinh-anh-cho-thay-su-hoang-tan-cua-gaza-sau-mot-nam-chien-su-post315785.html