Những hình ảnh về khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

100 tài liệu, hình ảnh được giới thiệu ở triển lãm 'Độc lập' tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), hướng tới kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám 19/8 và Quốc khánh 2/9.

 Triển lãm với chủ đề "Độc lập" do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh, tư liệu thể hiện tư tưởng khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam; mối tương quan giữa Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội với những dấu mốc trọng đại của đất nước. Trong đó, sự kiện ngày 2/9/1945 là điểm nhấn đặc biệt.

Triển lãm với chủ đề "Độc lập" do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh, tư liệu thể hiện tư tưởng khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam; mối tương quan giữa Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội với những dấu mốc trọng đại của đất nước. Trong đó, sự kiện ngày 2/9/1945 là điểm nhấn đặc biệt.

 Triển lãm ảnh hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2020).

Triển lãm ảnh hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2020).

 Từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, Việt Nam phải đương đầu nhiều mối họa xâm lăng. Nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, Việt Nam phải đương đầu nhiều mối họa xâm lăng. Nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, giữ vững nền độc lập dân tộc.

 Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long (ý nghĩa Rồng bay lên). Chiếu Dời Đô của vua Lý Công Uẩn là bản tuyên ngôn địa chính trị - chiến lược, địa văn hóa về Đại La, Thăng Long - Hà Nội.

Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long (ý nghĩa Rồng bay lên). Chiếu Dời Đô của vua Lý Công Uẩn là bản tuyên ngôn địa chính trị - chiến lược, địa văn hóa về Đại La, Thăng Long - Hà Nội.

 Nam Quốc Sơn Hà mang giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ nhất của dân tộc Việt Nam. Bài thơ vang lên tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, trong cuộc chiến chống lại âm mưu xâm lược của nhà Tống vào năm 1077.

Nam Quốc Sơn Hà mang giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ nhất của dân tộc Việt Nam. Bài thơ vang lên tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, trong cuộc chiến chống lại âm mưu xâm lược của nhà Tống vào năm 1077.

 Bình Ngô đại cáo - Áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt Nam được soạn thảo khi kết thúc toàn thắng 20 năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược, năm 1428.

Bình Ngô đại cáo - Áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Việt Nam được soạn thảo khi kết thúc toàn thắng 20 năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược, năm 1428.

 Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh trong thế kỷ XX.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh trong thế kỷ XX.

 Triển lãm "Độc lập" kéo dài đến ngày 30/9.

Triển lãm "Độc lập" kéo dài đến ngày 30/9.

Phạm Thắng

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-hinh-anh-ve-khat-vong-doc-lap-tu-do-cua-dan-toc-viet-nam-post1126333.html