Tháng 10/2022, các nhà khoa học tìm thấy những chiếc xương hóa thạch quý hiếm của 2 con chim sấm ở khu bảo tồn Alcoota, miền trung Australia.
Phần xương cẳng chân được các chuyên gia nhận định là phát hiện thú vị bởi chúng có thể cung cấp cho nhóm nghiên cứu nhiều hiểu biết chính xác hơn về kích thước thực sự của chim sấm. Chim sấm Stirton (Dromornis stirtoni) có chiếc mỏ lớn, hộp sọ nhỏ, thân cao 3m và nặng tới 500 kg. Loài chim khổng lồ 8 triệu năm tuổi này lại có họ với những loài gia cầm ngày nay như gà, vịt.
Vào tháng 3/2021, một hóa thạch khủng long được khai quật tại làng Koh Por, thuộc xã Bak Khlang, huyện Mondul Seima của tỉnh Koh Kong ở phía tây nam Campuchia. Đây là hóa thạch khủng long đầu tiên được phát hiện tại quốc gia này.
Hóa thạch dài 70 cm, rộng 20 cm và nằm trong một địa tầng địa chất cho thấy tuổi của nó dao động trong khoảng từ 65 - 190 triệu năm.
Tháng 10/2021, các nhà cổ sinh vật học tại Viện Bảo vệ hóa thạch sinh vật cổ Trung Quốc tìm thấy một hóa thạch khủng long con quý hiếm và tương đối hoàn chỉnh ở Khu tự trị Nội Mông.
Việc phát hiện hóa thạch này giúp các chueyen gia nghiên cứu sự tiến hóa sinh học của khủng long trong kỷ Phấn trắng.
Vào tháng 4/2021, Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh cho hay đã phát hiện hóa thạch “cỏ Ninh Thành” có niên đại 125 triệu năm tại huyện Ninh Thành, Nội Mông, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, hóa thạch cỏ Ninh Thành dài khoảng 26 cm, rộng 5 cm. Đây là loại hóa thạch thực vật một lá mầm được tìm thấy sớm nhất trên thế giới cho đến nay. Phát hiện này là cơ sở để giới khoa học nghiên cứu về sự tiến hóa của thực vật.
Tháng 2/2019, tthợ săn hóa thạch người Anh Aaron Smith, 22 tuổi, phát hiện ra một hóa thạch 185 triệu năm tuổi sau khi phá vỡ một tảng đá có bề ngoài như một quả đạn pháo súng thần công trên bãi biển ở Yorkshire.
Hóa thạch mà ảnh Aaron tìm thấy là một loài đặc biệt đã tuyệt chủng thuộc họ bạch tuộc Cephalepad tồn tại trong kỷ Jura. Loài này chủ yếu ăn sao biển, động vật giáp xác nhỏ như tôm và các sinh vật biển nhỏ khác, sử dụng các xúc tu của chúng để thăm dò đáy biển trước khi bắt con mồi.
Mời độc giả xem video: Hóa thạch “đinh vít”, món đồ thất lạc của người ngoài hành tinh?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Tâm Anh (TH)