Những khoảng khắc đáng nhớ của đối ngoại 2020

Năm 2020 vừa qua đi với nhiều biến động to lớn, chưa từng có, đối ngoại Việt Nam đã vượt qua nhiều thách thức, tạo ra những cơ hội hợp tác mới, góp phần cùng cả nước khắc phục khó khăn và tiếp tục phát triển với nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ.

Cùng xem lại những hình ảnh đáng nhớ của đối ngoại Việt Nam năm 2020:

Tháng 1-2020, Việt Nam đã đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) ngay tháng đầu tiên làm thành viên HĐBA với nhiều dấu ấn. Ảnh: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tại phiên thảo luận mở do Việt Nam tổ chức ngày 9-1-2020, tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc (New York, Mỹ) với chủ đề "Kỷ niệm 75 năm LHQ: Tuân thủ Hiến chương để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế". Nguồn: UN

Tháng 1-2020, Việt Nam đã đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) ngay tháng đầu tiên làm thành viên HĐBA với nhiều dấu ấn. Ảnh: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tại phiên thảo luận mở do Việt Nam tổ chức ngày 9-1-2020, tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc (New York, Mỹ) với chủ đề "Kỷ niệm 75 năm LHQ: Tuân thủ Hiến chương để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế". Nguồn: UN

Trong năm 2020, nhiều chuyến thăm cấp cao chưa tổ chức được do dịch Covid-19 nhưng chúng ta đã duy trì được quan hệ với các đối tác qua chuyển đổi hình thức, tăng cường trao đổi bằng điện đàm, bằng trực tuyến với lãnh đạo cấp cao của các nước, với trên 33 cuộc điện đàm của lãnh đạo cấp cao. Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm trực tiếp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 29-9 - Nguồn: TTXVN

Trong năm 2020, nhiều chuyến thăm cấp cao chưa tổ chức được do dịch Covid-19 nhưng chúng ta đã duy trì được quan hệ với các đối tác qua chuyển đổi hình thức, tăng cường trao đổi bằng điện đàm, bằng trực tuyến với lãnh đạo cấp cao của các nước, với trên 33 cuộc điện đàm của lãnh đạo cấp cao. Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm trực tiếp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 29-9 - Nguồn: TTXVN

Trong các cuộc điện đàm, các nội dung về tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước vẫn được triển khai và chúng ta vẫn duy trì được quan hệ với tất cả các đối tác quan trọng. Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm

Trong các cuộc điện đàm, các nội dung về tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước vẫn được triển khai và chúng ta vẫn duy trì được quan hệ với tất cả các đối tác quan trọng. Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm

Khi dịch Covid-19 lan rộng ra các nước trong khi nguồn thiết bị y tế khan hiếm, Việt Nam đã phát huy tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế, hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế, tài chính cho 51 quốc gia và tổ chức quốc tế ứng phó với đại dịch Covid-19. Ảnh: Thừa ủy quyền của Thủ tướng, chiều 7-4-2020, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã tiến hành trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tặng Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh. Số hàng trao tặng bao gồm 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, do Việt Nam sản xuất.

Khi dịch Covid-19 lan rộng ra các nước trong khi nguồn thiết bị y tế khan hiếm, Việt Nam đã phát huy tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế, hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế, tài chính cho 51 quốc gia và tổ chức quốc tế ứng phó với đại dịch Covid-19. Ảnh: Thừa ủy quyền của Thủ tướng, chiều 7-4-2020, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã tiến hành trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tặng Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh. Số hàng trao tặng bao gồm 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, do Việt Nam sản xuất.

.

Ngày 26-6-2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Đây là Hội nghị Cấp cao thường kỳ của ASEAN được tổ chức trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử 53 năm qua của ASEAN, với sự tham dự đầy đủ của lãnh đạo cấp cao 10 nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, đại diện đoàn ngoại giao các nước. Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Ngày 26-6-2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Đây là Hội nghị Cấp cao thường kỳ của ASEAN được tổ chức trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử 53 năm qua của ASEAN, với sự tham dự đầy đủ của lãnh đạo cấp cao 10 nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN, đại diện đoàn ngoại giao các nước. Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, các Nhà Lãnh đạo đã công bố Tuyên bố Chủ tịch về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, thông qua Tuyên bố "Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng" và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay và ghi nhận 9 văn kiện khác. Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, các Nhà Lãnh đạo đã công bố Tuyên bố Chủ tịch về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 36, thông qua Tuyên bố "Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng" và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay và ghi nhận 9 văn kiện khác. Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Từ ngày 8-9 đến 10-9, tại Hà Nội, Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41) do Quốc hội Việt Nam tổ chức đã lần đầu tiên tổ chức theo hình thức trực tuyến, có trên 380 đại biểu dự AIPA 41 tại 43 điểm cầu, trong đó có 10 lãnh đạo nghị viện của 10 nghị viện thành viên, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc… Ảnh: Các đại biểu tại phiên khai mạc AIPA 41 ở Trung tâm Hội nghị quốc tế, TP Hà Nội.

Từ ngày 8-9 đến 10-9, tại Hà Nội, Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41) do Quốc hội Việt Nam tổ chức đã lần đầu tiên tổ chức theo hình thức trực tuyến, có trên 380 đại biểu dự AIPA 41 tại 43 điểm cầu, trong đó có 10 lãnh đạo nghị viện của 10 nghị viện thành viên, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc… Ảnh: Các đại biểu tại phiên khai mạc AIPA 41 ở Trung tâm Hội nghị quốc tế, TP Hà Nội.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân Suga Mariko thăm Việt Nam từ ngày 18 đến 20-10. Việt Nam là nước Thủ tướng Suga Yoshihide đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Trong ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: Ngô Nhung

Tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân Suga Mariko thăm Việt Nam từ ngày 18 đến 20-10. Việt Nam là nước Thủ tướng Suga Yoshihide đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Trong ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: Ngô Nhung

Thủ tướng Nhật Bản thăm Nhà sàn, Ao cá Bác Hồ - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Bản thăm Nhà sàn, Ao cá Bác Hồ - Ảnh: Reuters

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các đối tác diễn ra bằng hình thức trực tuyến từ ngày 12-11 đến 15-11. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chào mừng tại Lễ Khai mạc sáng 12-11.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các đối tác diễn ra bằng hình thức trực tuyến từ ngày 12-11 đến 15-11. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chào mừng tại Lễ Khai mạc sáng 12-11.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 cùng các hội nghị với các đối tác đối thoại chủ chốt đã thúc đẩy thông qua nhiều văn kiện, trong đó có trên 80 văn kiện tại các Hội nghị Cấp cao. Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 cùng các hội nghị với các đối tác đối thoại chủ chốt đã thúc đẩy thông qua nhiều văn kiện, trong đó có trên 80 văn kiện tại các Hội nghị Cấp cao. Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37

Đặc biệt, trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra lễ ký kết trực tuyến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP),

Đặc biệt, trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra lễ ký kết trực tuyến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP),

Lễ ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - Nguồn: ASEAN Secretariat

Lễ ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - Nguồn: ASEAN Secretariat

Đại hội đồng LHQ ngày 7-12 đã thông qua nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh vào ngày 27-12 hàng năm (ngày sinh của Nhà bác học Louis Pasteur) do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy. Ảnh: Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, phát biểu giới thiệu Nghị quyết tại Đại hội đồng LHQ

Đại hội đồng LHQ ngày 7-12 đã thông qua nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh vào ngày 27-12 hàng năm (ngày sinh của Nhà bác học Louis Pasteur) do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy. Ảnh: Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, phát biểu giới thiệu Nghị quyết tại Đại hội đồng LHQ

Bên cạnh thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA, có hiệu lực từ tháng 8-2020), Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Liên minh Châu Âu, thúc đẩy ký FTA với Anh... Ảnh: Lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-Vương quốc Anh ngày 1-12

Bên cạnh thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA, có hiệu lực từ tháng 8-2020), Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Liên minh Châu Âu, thúc đẩy ký FTA với Anh... Ảnh: Lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-Vương quốc Anh ngày 1-12

Ngày 23-8, tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại lễ kỷ niệm

Ngày 23-8, tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại lễ kỷ niệm

Ngày 22/12, Việt Nam và Campuchia đã trao đổi văn kiện phê chuẩn 2 văn kiện pháp lý công nhận 84% thành quả phân giới cắm mốc, chính thức đưa các văn kiện này có hiệu lực. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao văn kiện phê chuẩn cho Đại sứ Campuchia tại Việt Nam - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Ngày 22/12, Việt Nam và Campuchia đã trao đổi văn kiện phê chuẩn 2 văn kiện pháp lý công nhận 84% thành quả phân giới cắm mốc, chính thức đưa các văn kiện này có hiệu lực. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao văn kiện phê chuẩn cho Đại sứ Campuchia tại Việt Nam - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Tại tất cả các hội nghị của ASEAN suốt cả năm 2020, Biển Đông luôn là một trong những nội dung quan trọng được đề cập. Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 8 theo hình thức trực tuyến, khẳng định ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực ở Biển Đông

Tại tất cả các hội nghị của ASEAN suốt cả năm 2020, Biển Đông luôn là một trong những nội dung quan trọng được đề cập. Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 8 theo hình thức trực tuyến, khẳng định ASEAN hoan nghênh Mỹ đóng góp tích cực ở Biển Đông

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước một cách bài bản, chuyên nghiệp, an toàn và đảm bảo được công tác phòng chống dịch hiệu quả. Trong năm 2020, đã thực hiện hơn 300 chuyến bay, đưa gần 85.000 công dân từ 59 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới trở về nước an toàn. Ảnh: Một chuyến bay đưa người Việt về nước của Vietnam Airlines

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước một cách bài bản, chuyên nghiệp, an toàn và đảm bảo được công tác phòng chống dịch hiệu quả. Trong năm 2020, đã thực hiện hơn 300 chuyến bay, đưa gần 85.000 công dân từ 59 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới trở về nước an toàn. Ảnh: Một chuyến bay đưa người Việt về nước của Vietnam Airlines

Dương Ngọc

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/thoi-su/nhung-khoang-khac-dang-nho-cua-doi-ngoai-2020-2021021613070074.htm