Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Olympic Tokyo 2020

Một kỳ Thế vận hội đặc biệt đã khép lại trong sự lạc quan và hy vọng. Bên cạnh những khó khăn do đại dịch, Olympic Tokyo 2020 đã đem lại những khoảnh khắc đầy cảm xúc, niềm vui và cả nước mắt trong tinh thần thể thao cao thượng.

Ngôi sao quần vợt Nhật Bản, Naomi Osaka thắp sáng đài đuốc Olympic trong lễ khai mạc, chính thức khởi đầu cho hơn hai tuần thi đấu sôi nổi ở Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: Getty Images)

Ngôi sao quần vợt Nhật Bản, Naomi Osaka thắp sáng đài đuốc Olympic trong lễ khai mạc, chính thức khởi đầu cho hơn hai tuần thi đấu sôi nổi ở Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: Getty Images)

Nữ xạ thủ Yang Qian của Trung Quốc giành huy chương vàng đầu tiên tại kỳ Thế vận hội này, sau khi về nhất ở nội dung súng trường hơi 10m trong ngày thi đấu chính thức đầu tiên của đại hội hôm 24/7. (Ảnh: Reuters)

Nữ xạ thủ Yang Qian của Trung Quốc giành huy chương vàng đầu tiên tại kỳ Thế vận hội này, sau khi về nhất ở nội dung súng trường hơi 10m trong ngày thi đấu chính thức đầu tiên của đại hội hôm 24/7. (Ảnh: Reuters)

Một trong những kỷ lục Olympic mới đầu tiên được thiết lập ngay trong ngày thi đấu 24/7. Nữ đô cử Trung Quốc, Hou Zhihui lập kỷ lục Olympic ở hạng cân 49kg, nâng 94 kg ở nội dung cử giật và 116kg cử đẩy. (Ảnh: Getty Images)

Một trong những kỷ lục Olympic mới đầu tiên được thiết lập ngay trong ngày thi đấu 24/7. Nữ đô cử Trung Quốc, Hou Zhihui lập kỷ lục Olympic ở hạng cân 49kg, nâng 94 kg ở nội dung cử giật và 116kg cử đẩy. (Ảnh: Getty Images)

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, ban tổ chức gần như không cho phép các cổ động viên được vào địa điểm thi đấu để cổ vũ các vận động viên, ngoại trừ một số môn như đua xe đạp lòng chảo, diễn ra tại nhà thi đấu quốc tế Fuji ở Oyama, một trong năm địa điểm hiếm hoi mở cửa cho người hâm mộ. (Ảnh: Getty Images)

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, ban tổ chức gần như không cho phép các cổ động viên được vào địa điểm thi đấu để cổ vũ các vận động viên, ngoại trừ một số môn như đua xe đạp lòng chảo, diễn ra tại nhà thi đấu quốc tế Fuji ở Oyama, một trong năm địa điểm hiếm hoi mở cửa cho người hâm mộ. (Ảnh: Getty Images)

Một trong những kỷ lục thế giới bị phá sớm nhất ở Olympic Tokyo 2020. Bốn nữ kình ngư Australia lập kỷ lục thế giới mới ở nội dung bơi tiếp sức 4x100m tự do nữ với thành tích 3 phút 29 giây 69. (Ảnh: Getty Images)

Một trong những kỷ lục thế giới bị phá sớm nhất ở Olympic Tokyo 2020. Bốn nữ kình ngư Australia lập kỷ lục thế giới mới ở nội dung bơi tiếp sức 4x100m tự do nữ với thành tích 3 phút 29 giây 69. (Ảnh: Getty Images)

Rayssa Leal (trái) của Brazil và Momiji Nishiya (Nhật Bản) là hai trong số những vận động viên trẻ nhất lịch sử từng giành huy chương Olympic. Nishiya giành vàng ở nội dung trượt ván đường phố nữ khi mới 13 tuổi, trong khi Leal giành huy chương bạc cũng mới chỉ 13 tuổi. (Ảnh: Reuters)

Rayssa Leal (trái) của Brazil và Momiji Nishiya (Nhật Bản) là hai trong số những vận động viên trẻ nhất lịch sử từng giành huy chương Olympic. Nishiya giành vàng ở nội dung trượt ván đường phố nữ khi mới 13 tuổi, trong khi Leal giành huy chương bạc cũng mới chỉ 13 tuổi. (Ảnh: Reuters)

An San (Hàn Quốc) trở thành cung thủ đầu tiên giành được ba huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội. (Ảnh: Reuters)

An San (Hàn Quốc) trở thành cung thủ đầu tiên giành được ba huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội. (Ảnh: Reuters)

Tom Daley (trái) và Matty Lee giành huy chương vàng cho Anh ở nội dung 10m cầu cứng đôi nam. (Ảnh: Getty Images)

Tom Daley (trái) và Matty Lee giành huy chương vàng cho Anh ở nội dung 10m cầu cứng đôi nam. (Ảnh: Getty Images)

Kiếm thủ Edgar Cheung giành huy chương vàng đầu tiên cho đoàn Hồng Kông (Trung Quốc) tại Thế vận hội mùa hè sau 25 năm. Những tấm huy chương quý giá đều phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu của các vận động viên. (Ảnh: Getty Images)

Kiếm thủ Edgar Cheung giành huy chương vàng đầu tiên cho đoàn Hồng Kông (Trung Quốc) tại Thế vận hội mùa hè sau 25 năm. Những tấm huy chương quý giá đều phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu của các vận động viên. (Ảnh: Getty Images)

Đô cử Hidilyn Diaz làm nên lịch sử cho Philippines với tấm huy chương vàng Olympic đầu tiên ở nội dung cử tạ hạng 55kg nữ. (Ảnh: Getty Images)

Đô cử Hidilyn Diaz làm nên lịch sử cho Philippines với tấm huy chương vàng Olympic đầu tiên ở nội dung cử tạ hạng 55kg nữ. (Ảnh: Getty Images)

Khoảnh khắc ăn mừng đầy cảm xúc của các vận động viên thể dục dụng cụ Nga sau khi giành huy chương vàng đồng đội nam toàn năng. (Ảnh: Getty Images)

Khoảnh khắc ăn mừng đầy cảm xúc của các vận động viên thể dục dụng cụ Nga sau khi giành huy chương vàng đồng đội nam toàn năng. (Ảnh: Getty Images)

Các vận động viên xe đạp BMX thi đấu nội dung tứ kết nữ. (Ảnh: Getty Images)

Các vận động viên xe đạp BMX thi đấu nội dung tứ kết nữ. (Ảnh: Getty Images)

Tatjana Schoenmaker (Nam Phi) không giấu được cảm xúc khi phá kỷ lục thế giới và giành vàng ở nội dung bơi ếch 200m nữ. (Ảnh: Reuters)

Tatjana Schoenmaker (Nam Phi) không giấu được cảm xúc khi phá kỷ lục thế giới và giành vàng ở nội dung bơi ếch 200m nữ. (Ảnh: Reuters)

Hai kiếm thủ Nga ăn mừng sau khi giành vàng nội dung đồng đội kiếm chém nữ. (Ảnh: Getty Images)

Hai kiếm thủ Nga ăn mừng sau khi giành vàng nội dung đồng đội kiếm chém nữ. (Ảnh: Getty Images)

Thompson-Herah băng qua vạch đích đầu tiên để giành vàng nội dung chạy 100m nữ. Cả ba vị trí đầu tiên ở nội dung này đều thuộc về các chân chạy Jamaica. (Ảnh: AP)

Thompson-Herah băng qua vạch đích đầu tiên để giành vàng nội dung chạy 100m nữ. Cả ba vị trí đầu tiên ở nội dung này đều thuộc về các chân chạy Jamaica. (Ảnh: AP)

Yulimar Rojas của Venezuela ăn mừng sau khi lập kỷ lục thế giới mới ở nội dung nhảy xa ba bước nữ với cú nhảy xuất thần 15,67m, phá vỡ kỷ lục cũ đã tồn tại từ năm 1995. Có lẽ phải rất lâu nữa thành tích này mới tiếp tục bị xô đổ. (Ảnh: Reuters)

Yulimar Rojas của Venezuela ăn mừng sau khi lập kỷ lục thế giới mới ở nội dung nhảy xa ba bước nữ với cú nhảy xuất thần 15,67m, phá vỡ kỷ lục cũ đã tồn tại từ năm 1995. Có lẽ phải rất lâu nữa thành tích này mới tiếp tục bị xô đổ. (Ảnh: Reuters)

Lamont Marcell Jacobs (Italia) trở thành “nhà vua” mới trên đường chạy 100m nam, góp công giúp Italia có một kỳ Olympic rất thành công với năm tấm huy chương vàng điền kinh. (Ảnh: Getty Images)

Lamont Marcell Jacobs (Italia) trở thành “nhà vua” mới trên đường chạy 100m nam, góp công giúp Italia có một kỳ Olympic rất thành công với năm tấm huy chương vàng điền kinh. (Ảnh: Getty Images)

Vận động viên bóng bàn khuyết tật người Ba Lan, Natalia Partyka thi đấu ở Olympic Tokyo 2020. Cô cũng sẽ tham dự cả Paralympic sau đây hai tuần, một minh chứng cho thấy những điều phi thường mà thể thao có thể mang lại. (Ảnh: Reuters)

Vận động viên bóng bàn khuyết tật người Ba Lan, Natalia Partyka thi đấu ở Olympic Tokyo 2020. Cô cũng sẽ tham dự cả Paralympic sau đây hai tuần, một minh chứng cho thấy những điều phi thường mà thể thao có thể mang lại. (Ảnh: Reuters)

Hai người bạn thân Mutaz Essa Barshim của Qatar (trái) và Gianmarco Tamberi (Italia) cùng chia sẻ tấm huy chương vàng nhảy cao nam, một sự kiện hiếm hoi tại Olympic. Cả hai đồng ý cùng nhận huy chương vàng sau khi đều vượt qua mốc 2,37m nhưng không thành công ở mức 2,39m. (Ảnh: Reuters)

Hai người bạn thân Mutaz Essa Barshim của Qatar (trái) và Gianmarco Tamberi (Italia) cùng chia sẻ tấm huy chương vàng nhảy cao nam, một sự kiện hiếm hoi tại Olympic. Cả hai đồng ý cùng nhận huy chương vàng sau khi đều vượt qua mốc 2,37m nhưng không thành công ở mức 2,39m. (Ảnh: Reuters)

Viktor Axelsen của Đan Mạch giành huy chương vàng đơn nam cầu lông, trở thành tay vợt đầu tiên không đến từ châu Á giành huy chương vàng Olympic nội dung này trong hơn 20 năm. (Ảnh: Getty Images)

Viktor Axelsen của Đan Mạch giành huy chương vàng đơn nam cầu lông, trở thành tay vợt đầu tiên không đến từ châu Á giành huy chương vàng Olympic nội dung này trong hơn 20 năm. (Ảnh: Getty Images)

Quách Thị Lan (giữa) làm nên lịch sử cho điền kinh Việt Nam với tấm vé vào bán kết 400m rào nữ. Đây là lần đầu tiên một vận động viên Việt Nam lọt vào bán kết một nội dung điền kinh tại Olympic. (Ảnh: Reuters)

Quách Thị Lan (giữa) làm nên lịch sử cho điền kinh Việt Nam với tấm vé vào bán kết 400m rào nữ. Đây là lần đầu tiên một vận động viên Việt Nam lọt vào bán kết một nội dung điền kinh tại Olympic. (Ảnh: Reuters)

Nguyễn Thùy Linh cũng có một kỳ Olympic thành công cho cầu lông Việt Nam. Cô thắng hai trận mở màn và chỉ chịu thua trước tay vợt nữ số 1 thế giới Tai Tzu-ying người Đài Loan (Trung Quốc). (Ảnh: Reuters)

Nguyễn Thùy Linh cũng có một kỳ Olympic thành công cho cầu lông Việt Nam. Cô thắng hai trận mở màn và chỉ chịu thua trước tay vợt nữ số 1 thế giới Tai Tzu-ying người Đài Loan (Trung Quốc). (Ảnh: Reuters)

Ryan Crouser (Mỹ) tri ân người ông quá cố sau khi giành huy chương vàng và lập kỷ lục Olympic mới ở nội dung đẩy tạ. (Ảnh: Reuters)

Ryan Crouser (Mỹ) tri ân người ông quá cố sau khi giành huy chương vàng và lập kỷ lục Olympic mới ở nội dung đẩy tạ. (Ảnh: Reuters)

Quan Hongchan (Trung Quốc) 14 tuổi trở thành vận động viên nhảy cầu nữ trẻ thứ 2 trong lịch sử từng giành huy chương vàng nội dung 10m cầu cứng, với hai cú nhảy đều đem về những điểm 10 tuyệt đối. (Ảnh: Getty Images)

Quan Hongchan (Trung Quốc) 14 tuổi trở thành vận động viên nhảy cầu nữ trẻ thứ 2 trong lịch sử từng giành huy chương vàng nội dung 10m cầu cứng, với hai cú nhảy đều đem về những điểm 10 tuyệt đối. (Ảnh: Getty Images)

 Võ sĩ Nhật Bản Ryo Kiyuna mang theo bức ảnh của người mẹ quá cố lên bục nhận huy chương vàng nội dung kata của môn karate. Kiyuna đến từ đảo Okinawa, nơi được coi là cái nôi sản sinh ra karate. (Ảnh: Getty Images)

Võ sĩ Nhật Bản Ryo Kiyuna mang theo bức ảnh của người mẹ quá cố lên bục nhận huy chương vàng nội dung kata của môn karate. Kiyuna đến từ đảo Okinawa, nơi được coi là cái nôi sản sinh ra karate. (Ảnh: Getty Images)

Phần thi ấn tượng của đội bơi nghệ thuật Italia. (Ảnh: Getty Images)

Phần thi ấn tượng của đội bơi nghệ thuật Italia. (Ảnh: Getty Images)

Annika Schleu (Đức) lâm vào tình thế dở khóc dở cười khi chú ngựa Saint Boy của cô nhất quyết không chịu nhảy qua rào ở phần thi đua ngựa, một nội dung trong môn năm môn phối hợp hiện đại. Kết quả này khiến hy vọng giành huy chương của Schleu tan biến, dù đang dẫn đầu sau hai phần thi. (Ảnh: Getty Images)

Annika Schleu (Đức) lâm vào tình thế dở khóc dở cười khi chú ngựa Saint Boy của cô nhất quyết không chịu nhảy qua rào ở phần thi đua ngựa, một nội dung trong môn năm môn phối hợp hiện đại. Kết quả này khiến hy vọng giành huy chương của Schleu tan biến, dù đang dẫn đầu sau hai phần thi. (Ảnh: Getty Images)

Hậu vệ người Brazil, Dani Alves (trái) ăn mừng trong khi và tiền vệ Tây Ban Nha, Carlos Soler thất vọng sau khi chứng kiến Brazil đánh bại Tây Ban Nha 2-1 trong trận tranh huy chương vàng bóng đá nam. Brazil là đội nam thứ 5 trong lịch sử bảo vệ thành công chức vô địch tại Thế vận hội. (Ảnh: USA Today Sports)

Hậu vệ người Brazil, Dani Alves (trái) ăn mừng trong khi và tiền vệ Tây Ban Nha, Carlos Soler thất vọng sau khi chứng kiến Brazil đánh bại Tây Ban Nha 2-1 trong trận tranh huy chương vàng bóng đá nam. Brazil là đội nam thứ 5 trong lịch sử bảo vệ thành công chức vô địch tại Thế vận hội. (Ảnh: USA Today Sports)

Huyền thoại marathon Eliud Kipchoge của Kenya bảo vệ thành công tấm huy chương vàng trên đường chạy marathon nam. (Ảnh: Getty Images)

Huyền thoại marathon Eliud Kipchoge của Kenya bảo vệ thành công tấm huy chương vàng trên đường chạy marathon nam. (Ảnh: Getty Images)

Đội tuyển Serbia ăn mừng chiến thắng trong trận chung kết bóng nước với Hy Lạp. Đây cũng là nội dung thi đấu cuối cùng tại Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: Getty Images)

Đội tuyển Serbia ăn mừng chiến thắng trong trận chung kết bóng nước với Hy Lạp. Đây cũng là nội dung thi đấu cuối cùng tại Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: Getty Images)

Tạm biệt Tokyo, hẹn gặp lại ở Paris năm 2024. (Ảnh: Reuters)

Tạm biệt Tokyo, hẹn gặp lại ở Paris năm 2024. (Ảnh: Reuters)

TRUNG HƯNG

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/nhip-song-the-thao/nhung-khoanh-khac-dang-nho-tai-olympic-tokyo-2020-659131/