Hổ trắng ngâm mình trong nước ở Thảo Cầm Viên TP.HCM. Công viên này là nhà của một số chú hổ có màu lông trắng, thuộc hòi hổ Bengal quý hiếm.
Một chú hổ to đùng vẫn tìm cách rúc vào bụng mẹ để bú sữa, dù bị mẹ dùng chân đẩy ra. Trong những năm qua, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã ghi nhận nhiều ca sinh nở thành công của loài hổ.
Một chú hổ con "nằm dài trông ngày tháng dần qua". So với cách đây một thế kỷ, điều kiện sống của hổ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã được cải thiện rất nhiều. Các con vật được chạy nhảy trong một không gian tương đối rộng rãi, hưởng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế tốt hơn.
Hổ trắng và khách thăm quan nhìn nhau qua tấm kính cường lực.Việc dùng kính thay cho song sắt khiến khoảng cách giữa con người và "ông Ba Mươi" bị xóa nhòa.
Trải nghiệm ngắm hổ ở khoảng cách gần không dành cho người "yếu tim", vì "chúa sơn lâm" có thể bất ngờ chồm lên mặt kính khiến du khách khiếp vía, cảm giác như bị... hổ vồ.
Việc các thế hệ hổ con ra đời ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động nghiên cứu và bảo tồn loài hổ, vì tất cả các nòi hổ còn tồn tại đều đang phải đổi mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Một "ông Ba Mươi" nằm dài trong khu chuồng nuôi tại Công viên Thủ Lệ - vườn thú của thủ đô Hà Nội.
Chú mèo - "anh em" của loài hổ - phơi nắng trên bãi cỏ của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Dù trọng lượng chênh lệch nhau khoảng 100 lần, cả mèo và hổ đều thuộc họ Mèo (Felidae).
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Quốc Lê