Những kiểu ăn cà chua dễ dẫn tới ngộ độc, cần tránh xa

Cà chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nếu ăn không đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn cà chua khi đói: Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Do vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.

Ăn cà chua xanh: Cà chua xanh, chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid . Khi bạn ăn nhiều sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Các chất độc hại trong cà chua có tên là alkaloid sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.

Người bị dị ứng không nên ăn cà chua. Ảnh minh họa

Người bị dị ứng không nên ăn cà chua. Ảnh minh họa

Không ăn cà chua khi có dấu hiệu mốc thối: Nhiều người có thói quen cắt bỏ các phần nấm mốc, thối, dập nát trên quả cà chua để tiếp tục sử dụng. Họ cho rằng như vậy vừa tiết kiệm lại không gây hại vì sau đó nấu chín ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, chất độc do nấm mốc sinh ra sẽ ngấm vào toàn bộ quả cà chua, thậm chí không biến mất ở nhiệt độ cao.

Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì cố tận dụng những quả cà chua này. Ngoài ra, các phần cà chua dập nát cũng rất dễ sản sinh vi khuẩn. Loại bỏ không hết không chỉ làm mất dinh dưỡng, thay đổi vị món ăn và còn gây hại cho cơ thể người khi ăn phải.

Những ai không nên ăn cà chua?

Người có vấn đề về thận: Theo Medical Daily, cà chua rất giàu oxalate, đây là hợp chất rất khó chuyển hóa nếu tiêu thụ quá mức. Cùng sự tích tụ canxi trong các mô, điều này có thể dẫn đến sỏi thận.

Ngoài ra, hàm lượng kali dồi dào trong cà chua cũng có thể làm suy giảm chức năng của thận.

Người dễ bị dị ứng: Trong cà chua có chứa hợp chất histamine, giúp tăng cường miễn dịch để chống lại các tác nhân xấu bên ngoài. Điều này thường gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, sưng lưỡi, mặt, hắt hơi, kích thích cổ họng... Đối với những người được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, các triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người mắc bệnh tự miễn dịch: Cà chua thuộc nhóm họ cà. Các hợp chất alcaloid trong cà chua có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể. Điều này đặc biệt gây hại đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Rất nhiều người mắc bệnh này đã loại bỏ nhóm thực phẩm họ cà ra khỏi chế độ ăn và khẳng định sức khỏe của họ được cải thiện rất nhiều.

Người mắc vấn đề về tiết niệu: Thực phẩm giàu axit như cà chua có thể kích thích bàng quang. Nếu bạn bị đi tiểu không tự chủ hoặc các vấn đề về tiết niệu, tốt nhất là nên tránh hoặc cắt giảm các thực phẩm này.

Người bị viêm khớp: Việc ăn quá quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp. Nguyên nhân là do trong cà chua chứa solanine, chất kiềm gây tích tụ canxi trong các mô. Chất này tích tụ quá nhiều có thể gây viêm, đau và sưng ở khớp.

Lam Anh (Tổng Hợp)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nhung-kieu-an-ca-chua-de-dan-toi-ngo-doc-can-tranh-xa-a593787.html