Lần thứ nhất là sự kiện đối đầu tại Berlin năm 1961, sau khi Bức tường Berlin chia cắt Đông và Tây Đức được dựng lên, tháng 10/1961 một nhà ngoại giao Mỹ bị cảnh sát Đông Đức chặn lại, khi đang tìm cách vượt tường từ Tây Berlin sang Đông Berlin.
Sự việc trở nên căng thẳng, khi Mỹ bất ngờ điều xe tăng đến khu vực này. Phía Liên Xô cũng ngay lập tức đưa xe tăng đến. Sau ba ngày đối đầu, Mỹ buộc phải xuống nước và rút xe tăng trước, phía Liên Xô sau đó cũng điều xe tăng quay về căn cứ.
Trong ba ngày đó, chỉ một hành động bất thường cũng có thể biến nước Đức thành bãi chiến trường, đồng thời châm ngòi cho Thế chiến III. Theo một thông tin mới được giải mã, vào cuối tháng 8/1961 Tổng thống Mỹ khi đó là Kennedy, đã ra lệnh triển khai 216 tiêm kích chiến thuật và vũ khí hạt nhân chiến thuật tại châu Âu.
Thứ hai là sự kiện khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Nếu nói về nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân nào là đáng sợ nhất, người ta sẽ nói về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Việc Nga triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung R-12 và R-14 Chusovaya tại Cuba, để đáp trả việc Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa tại châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ mặc dù biết Liên Xô đã đặt một số tên lửa phòng thủ dọc bờ biển Cuba, nhưng khi một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp được các bức ảnh tiết lộ sự hiện diện của các tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba vào ngày 14/10/1962, người Mỹ đã phải hoảng sợ.
Trong kế hoạch đối phó với hoạt động triển khai tên lửa của Liên Xô tại Cuba, phe “diều hâu” của Mỹ ủng hộ một cuộc tấn công toàn diện nhắm vào Cuba hoặc ném bom hủy diệt các vị trí triển khai tên lửa của Liên Xô tại Cuba. Nếu kế hoạch này được thực hiện chắc chắn cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ sẽ nổ ra.
Cuối cùng, sau nhiều vòng đàm phán, lãnh đạo hai siêu cường Liên Xô và Mỹ đã đi đến thỏa thuận: Phía Liên Xô ngừng triển khai và rút tên lửa khỏi Cuba còn phía Mỹ phải rút tên lửa đạn đạo đã triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ và Italia.
Thứ ba là cuộc xung đột tại Trung Đông năm 1973. Không cam chịu thất bại trong “Cuộc chiến Sáu ngày” với Israel diễn ra vào năm 1967, Ai Cập quyết tìm cách đáp trả.
Năm 1973, Ai Cập bất ngờ tấn công Israel, mở đầu cuộc chiến tranh Yom Kippur. Tuy giành được một số kết quả ban đầu, nhưng sau đó không lâu, quân đội Israel đã phản công mạnh mẽ và đặt toàn bộ binh lính Ai Cập vào nguy cơ bị tiêu diệt toàn bộ.
Trước tình hình đó, Liên Xô buộc phải lên tiếng bảo vệ đồng minh và muốn can thiệp quân sự. Mỹ đã phản ứng và đưa toàn bộ lực lượng, trong đó có lực lượng hạt nhân chiến lược của mình vào tình trạng báo động cao nhất, sẵn sàng đáp trả nếu Liên Xô động binh.
Đứng trước nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân, Liên Xô đã chủ động hạ nhiệt, quyết định từ bỏ quyết định đưa quân tới Trung Đông, Mỹ cũng đáp lại bằng cách bãi bỏ trạng thái trực chiến của quân đội.
Nếu Liên Xô triển khai lực lượng quân đội tại Trung Đông, chắc chắn sẽ dẫn đến giao tranh trực tiếp giữa Israel và Liên Xô. Mỹ là đồng minh thân thiết nhất của Israel, nếu cuộc xung đột giữa Israel và Liên Xô xảy ra, rất có thể sẽ kéo Mỹ và Liên Xô vào một cuộc xung đột hạt nhân quy mô toàn cầu.
Cuối cùng là cuộc diễn tập của NATO năm 1983. Vào tháng 11/1983, cuộc tập trận chung Mỹ - NATO đẩy căng thẳng tới đỉnh điểm. Mỹ và NATO khi đó quyết định thực hiện cuộc tập trận có tên gọi “Able Archer” nhằm thử nghiệm các kênh liên lạc giữa Bắc Mỹ và châu Âu trong trường hợp Thế chiến III nổ ra. Điều bất ngờ là, mỗi mã lệnh mà các bên gửi cho nhau đều có chữ "tập trận" ở đầu.
Liên Xô nhận định, cuộc diễn tập “Able Archer” là để chuẩn bị cho đòn tấn công hạt nhân, lập tức báo động và chuẩn bị sẵn sàng 70 tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để đáp trả ngay khi cần thiết.
Rất may, cuộc diễn tập kết thúc, không có sự cố nào xảy ra, phía Liên Xô cũng chấm dứt báo động về nguy cơ của một cuộc chiến tranh có thể nổ ra giữa hai siêu cường.
Cho đến nay, gần 40 năm sau khi thế giới đứng sát bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân, công chúng vẫn chưa rõ phép màu nào đã “xuất hiện” và “giải cứu thế giới” thoát khỏi sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuộc chiến tranh Yom Kippur từng suýt lôi cả Chiến tranh Thế giới thứ ba. Nguồn: TheArchive.
Thái Hòa