Những lần gặp anh Trường Chinh (kỳ 10)
Tháng 11-1965, Nhà nước ta long trọng kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du - đại thi hào - Danh nhân văn hóa thế giới. Ban Tổ chức đã mời tôi dự lễ kỷ niệm tại Nhà hát Lớn Hà Nội và đến xem Triển lãm 200 năm Nguyễn Du ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong đó tôi được bày 9 bức tranh vẽ minh họa Truyện Kiều. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Lê Lam
(tiếp theo)
Khi đã xem hết, anh Trường Chinh quay trở lại từ bức tranh đầu và điểm: cái này được, cái này chưa được, cái này tạm được... cứ thế cho đến hết. Rồi anh đếm, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy. Chú vẽ bao nhiêu bức?
Dạ, mười hai bức.
Bảy trên mười hai (7-12). Thế là họa sĩ thành công rồi đấy.
Trước khi chia tay anh còn dặn: Nhớ gửi đến cho Ban Tổ chức kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới ở Hà Nội.
Tháng 11-1965, Nhà nước ta long trọng kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du - đại thi hào - Danh nhân văn hóa thế giới. Ban Tổ chức đã mời tôi dự lễ kỷ niệm tại Nhà hát Lớn Hà Nội và đến xem Triển lãm 200 năm Nguyễn Du ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong đó tôi được bày 9 bức tranh vẽ minh họa Truyện Kiều.
Tháng 1-1981 - Cuộc gặp lần thứ sáu
Năm ấy tôi 50 tuổi, làm Giám đốc Xưởng Mỹ thuật quốc gia - Bộ Văn hóa - Thông tin. Được sự giúp đỡ của cơ quan, Hội Mỹ thuật Việt Nam, tôi đã bày một triển lãm tranh với 216 tác phẩm các thể loại tại Nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam 16 Ngô Quyền. Đặc biệt là các tranh về miền Nam thời chống Mỹ mà tôi trực tiếp có mặt và vẽ ở nhiều chiến trường ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khi khai mạc, triển lãm đã hấp dẫn người xem trong và ngoài nước. Nhà đạo diễn phim Việt Nam - Thiên lịch sử bằng truyền hình Risớt Elisơn (Richard Ellison) đã quay phim và nói chuyện, phỏng vấn rất lâu về triển lãm của tôi. Một nữ nhà báo Liên Xô khi xem triển lãm đã hỏi tôi: Đây là triển lãm của nhiều tác giả phải không? Tôi trả lời: của một mình tôi, các bức tranh được vẽ trong 17 năm nay. Chị ấy hết sức ngạc nhiên... Buổi đến thăm triển lãm của anh Trường Chinh được báo cho tôi, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thông tin trước một ngày.
Thời ấy nghèo lắm, chiều tối hôm trước tôi đi ra phố sắm được đôi giầy "sĩ quan Liên Xô" để đón anh cho thêm phần trọng thể.
Sáng hôm ấy trời mưa xuân nhè nhẹ. Công an ngăn quãng đường Ngô Quyền - Tràng Tiền, xe ô tô Vonga đen từ từ đỗ trước Triển lãm Ngô Quyền. Tôi ra tận xe. Anh Trường Chinh bước xuống tươi cười rạng rỡ bắt tay và ôm tôi. Người tôi nóng ran, nước mắt tràn ra rồi cùng dắt tay anh vào triển lãm. Ở ngay cửa triển lãm đã có các anh Trần Văn Cẩn, Huỳnh Văn Thuận, Vũ Hiền, Diệp Minh Châu và đông đảo bạn bè anh em và gia đình tôi.
Khi tôi đang giới thiệu về triển lãm, anh Trường Chinh hỏi tôi:
Chị Ngọc Lan của chú đâu, sao không thấy?
Nhà em đứng ở góc kia.
Vợ tôi ôm cháu Bạch Liên ra chào. Tôi giới thiệu cháu tên là Bạch Liên tức là hoa sen trắng, hoa sen trắng là tượng trưng cho miền Nam mà mười năm chống Mỹ tôi đã có nhiều gắn bó thân thương.
Vẫn như trước đây, anh đã xem tranh của tôi rất kỹ lưỡng, có những chi tiết anh hỏi đi hỏi lại. Thí dụ như khi đứng trước bức tranh cổ động "Bảo vệ chánh quyền nhân dân!", anh nói là: Năm 1969 anh đã được xem. Anh đã khen ngợi là đẹp và nói với các đồng chí ở Hội Mỹ thuật Việt Nam nên tìm cách in nhiều để tuyên truyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Bức tranh ấy có dấu triện đỏ ở dưới là rất hay, thần tình lắm. Nhưng tôi cứ băn khoăn là làm sao chú đóng được con triện đỏ vào đấy, mà lại là triện của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn... Tôi trình bày với anh rằng: Tôi không đóng con dấu đỏ vào đó và cũng không hề gặp các đồng chí hoạt động ở Sài Gòn mà tôi vẽ con dấu đó, kẻ từng chữ bằng bút màu đỏ theo yêu cầu bố cục của nghệ thuật vì tôi đã từng cùng các đồng chí ở Bến Tre khắc dấu cho tất cả các ủy ban nhân dân cách mạng từ cấp huyện trở lên của tỉnh Bến Tre. Chúng tôi đã đóng dấu đỏ rồi ký thử vào và rất vui mừng như nhìn thấy chính quyền cách mạng của ta đang ra đời khắp mọi nơi từ cuối năm 1967 ở Bến Tre... Anh Trường Chinh cười rất vui. Anh Trần Văn Cẩn nói: Thưa anh! Đây là một đề tài rất khó... Chính quyền là cái gì rất trừu tượng chứ... Chính vì có con dấu đỏ đặt đúng chỗ bên cạnh cô nữ tự vệ Sài Gòn, cho nên rất là "chính quyền" mà rất đẹp về nghệ thuật. Anh Diệp Minh Châu cũng nói: Có đi thực tế, lăn lộn với thực tế mới nảy ra những ý tưởng hay và hình tượng độc đáo mà đẹp!...
Anh Trường Chinh dừng lại khá lâu bên bức tranh "Dừng lại!" - bức tranh mà chính Bác Hồ đã xem, hỏi tôi rất nhiều về lai lịch, xuất xứ của bức tranh, chị Tư Cào là người thế nào, lấy tư liệu để vẽ bức tranh này thế nào và ý kiến của người xem ở trong Nam, ngoài Bắc...
Khi tôi kể đến đoạn: "Sau khi chị Tư Cào kể cho nghe câu chuyện rất thú vị, độc đáo, như chưa từng có một chuyện như thế bao giờ, tôi liền hỏi chị một câu:
Lúc ấy, chị có ớn (sợ) tụi nó không?
(còn nữa)