Những lắng đọng cuộc đời qua 'Thơ văn chọn lọc' của Lê Hồng Văn

Lê Hồng Văn nguyên là Tổng Biên tập Báo Bình Thuận, một cái tên được giới báo chí trong nước biết đến nhiều bởi kinh nghiệm 'lão làng' của anh trong nghề báo và cũng bởi phong cách rất trẻ trung, nhiệt tình với bạn bè, đồng nghiệp. Trước khi nghỉ công tác theo chế độ vào tháng 10 năm nay, anh đã cho ra đời cuốn sách 'Thơ văn chọn lọc', một cuốn sách mà theo tôi là đầy tâm huyết, trách nhiệm và đam mê của một người làm công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong nhiều năm.

Tôi may mắn vàothăm anh và Báo Bình Thuận trong chuyến công tác tháng 7, khi anh vẫn đang làđương kim Tổng biên tập và cuốn sách anh tặng cũng là những cuốn mới được inra, còn nguyên mùi giấy mới. Tôi cứ băn khoăn không hiểu tại sao với một câybút viết nhiều, viết khỏe và lại tình tứ, lãng mạn với nhiều bài thơ tình nhưtrong cuốn sách, tại sao Lê Hồng Văn không chọn cho tập sách của mình một cáitên “thơ” hơn. Anh ngồi trên bãi biển, cùng chúng tôi hòa vào nhịp sóng, nhỏnhẹ tâm sự: “Mình muốn cuốn sách nó bình dị, mộc mạc như chính con người vàcuộc sống của mình vậy. Trước đây vẫn thế, bây giờ đang thế và sau này cũng sẽthế, dung dị chứ không đao to búa lớn. Nhưng nếu đọc kỹ cái tên của tập sách,mình ghi là chọn lọc, nghĩa là bao nhiêu tinh hoa, nhiệt huyết của cả một đơìlàm báo, làm thơ được đưa vào đây. Chọn lọc như thế nào trong số hàng nghìn tácphẩm đã viết ra, cả báo chí lẫn thơ văn không phải là dễ, nó đòi hỏi tráchnhiệm và sự thẩm thấu chính mình, khắt khe với chính mình để có được cuốn sáchxứng tầm đến với độc giả. Cuốn sách này chính là tấm gương phản ánh một phầncon người, tính cách của Lê Hồng Văn và vì thế cái tít chung thế nào, mình muốnđể mỗi người đặt cho nó, kể cả những người đã gặp hay chưa gặp mình…”.

Tâm sự của LêHồng Văn khiến tôi hiểu rằng đây là những gì lắng đọng nhất, chắt chiu nhấttrong những “đứa con tinh thần” của anh. Tôi đã dành nhiều thời gian để đọcnhững tác phẩm trong “Thơ văn chọn lọc” của Lê Hồng Văn và nhận ra nó khôngphải là “lẩu thập cẩm” như cách anh nói tếu táo, hài hước mà nó là tâm huyết,trách nhiệm của một nhà báo, một lãnh đạo cơ quan báo chí với những áp lực,những trách nhiệm trong công việc rồi cả những khoảng trời riêng, những phút“say” trong một tâm hồn nghệ sỹ. 160 trang của cuốn sách bao gồm thơ, văn,truyện ngắn và các thể loại báo chí như ký sự, phóng sự, thời sự bình luận, xãluận, diễn đàn bình luận… được chia làm 2 phần lớn. Đọc thoáng qua thì tưởng làkhông có gì liên quan nhưng khi đặt trong chỉnh thể của tập sách, từ thơ vănđến các tác phẩm báo chí hiện lên hình ảnh của một Lê Hồng Văn trách nhiệm, tâmhuyết, thiết tha với Đảng, nặng lòng với quê hương Bình Thuận, khắc khoải nhữngnỗi nhớ niềm mong trên khắp nẻo đường Tổ quốc nơi anh đã đặt chân đến với tư cáchlà một nhà báo và cả một người nghệ sỹ.

Đọc tác phẩm củaLê Hồng Văn, tôi thấy một trái tim nhiệt huyết và đầy trách nhiệm, cảm nhậncuộc sống để rồi phản ánh vào những bài báo mang tính chính luận cao, có tínhgợi mở cho tỉnh hoặc cảnh báo những vấn đề thời sự nóng. Đó chính là chất báochí trong tác phẩm của anh. Nếu không sống cùng cuộc sống, lăn lộn với thựctiễn thì không thể có những bài viết như “Mừng và lo cho thanh long”, “Lừngkhừng là có tội với dân”, “Đừng chủ quan với đốm nâu”, “Đột phá thanh long”,“Để Bình Thuận có sự bứt phá trong đầu tư phát triển”… Hiếm có một lãnh đạo cơquan báo chí nào lại tâm huyết, trăn trở với những vấn đề đặt ra từ thực tiễncuộc sống để rồi đưa lên những trang báo như Lê Hồng Văn. Đó là cách anh giữlửa với nghề, để ngòi bút mãi sắc, để báo Bình Thuận thực sự có tính phản biệnvà là kênh tham khảo quan trọng khi lãnh đạo tỉnh quyết định những chủ trương,chính sách lớn.

Đọc tác phẩm củaLê Hồng Văn, tôi cũng nhận thấy một con người hay đi, hay trải nghiệm, luôn làmmới mình, khởi động lại mình ở những vùng đất mới. Với anh, mỗi vùng đất mà anhđã đặt chân đến đều gieo những nỗi nhớ, niềm thương, gợi cho anh những cảm xúckhác nhau từ Tuyên Quang, Ninh Bình đến mũi Cà Mau địa đầu Tổ quốc. Anh bảo vơíanh “sống là để đi, đi là để sống, khi nào còn khỏe là còn đi bởi sinh ra gắnvới nghiệp báo chí thì đi nhiều, trải nghiệm nhiều nó như vận vào số. Đi nhiều,gặp nhiều, cảm nhiều và không thể không cầm bút” - Lê Hồng Văn chia sẻ.

Cái tên của anhcũng khá đặc biệt, lúc đầu tôi tưởng là con gái, về sau khi gặp, tôi nghĩ cókhá nhiều nét tương đồng giữa tên và người khi tác phẩm của anh dành phần nhiêùcho thơ và truyện. Những bài thơ của anh làm theo phong cách truyền thống,không có những gieo vần độc lạ theo kiểu thơ mới nhưng nó lại đi vào trong timngười đọc nhẹ nhàng, càng đọc càng ngấm. Ngoài những bài thơ ca ngợi quê hương,đất nước, mảnh đất Bình Thuận thì thơ anh thiên nhiều về thơ tình. Âu cũng làlẽ thường tình để anh cân bằng lại cuộc sống giữa áp lực của công việc, của sựsôi nổi, ồn ào, không ngừng vận động và biến đổi của báo chí. Đó là những phútlắng lòng, những khi Lê Hồng Văn được sống với khoảng trời riêng đầy lãng mạn,bay bổng của mình.

ở mảng văn xuôi,ngoài các bút ký như “Viếng Bác đầu xuân”, “Tết thời chiến”, “Trên đường ta đitới”, Lê Hồng Văn chỉ có một truyện ngắn mang tựa đề “Ngôi nhà”. Đọc truyệnngắn này tôi cứ ngẫm nghĩ, nếu Lê Hồng Văn không quá bận với công việc quản lýbáo chí, có nhiều thời gian để đầu tư cho thể loại truyện ngắn chắc sẽ thànhcông lớn vì anh có nhiều tố chất của một nhà văn đầy nhân văn.

Cả cuốn sách “Thơvăn chọn lọc” của Lê Hồng Văn nếu tóm gọn trong một từ cô đọng nhất để cảm nhậncó lẽ là từ “say”. Từ những tác phẩm trong cuốn sách này, người ta dễ cảm nhậnđược sự say nghề của một cây bút gắn bó lâu năm với làng báo. Người ta cũng dễnhận ra sự say tình của một tâm hồn nghệ sỹ đang thăng hoa vào độ chín. Lê HồngVăn say tình, gửi thương gửi nhớ vào từng vùng đất mình đã đi qua, từng conngười mình đã gặp để nó trở thành chất liệu trong thi ca của mình. Và ngươìđọc, khi đọc hết những tác phẩm trong cuốn sách của Lê Hồng Văn chắc cũng sẽ“say” bởi nó dễ cảm nhận, dễ lan tỏa với cách diễn đạt giản dị, mộc mạc, chânchất như chính con người anh vậy.

Bài, ảnh: QuỳnhThu

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhung-lang-dong-cuoc-doi-qua-tho-van-chon-loc-cua-le-hong-van-20191213085349676p1c87.htm