Những loại cây cảnh đẹp có độc, dễ gây tử vong
Chóng mặt, buồn nôn, hôn mê rồi tử vong là những triệu chứng dễ gặp khi dính độc của các cây như trúc đào, ngò tây dại.
1. Cây trúc đào
Cây trúc đào có những bụi hoa đẹp, quyến rũ. Thế nhưng chính vì vẻ ngoài này mà chúng là một trong những cây độc được trồng phổ biến, đặc biệt hay được trồng trong vườn trường.
Bụi hoa trúc đào dày và nhiều, mùi thơm hấp dẫn nhưng bạn đừng bao giờ nên nghĩ đến việc thử mùi vị của lá, thân, hoa hay chỉ đơn giản là chạm vào nó. Trẻ em dễ gặp các triệu chứng nhiễm độc dù chỉ sờ hay cầm một chiếc là trúc đào. Khi tiếp xúc nhiều hơn, chất độc gây ra các vấn đề về đường ruột như nôn mửa, tiêu chảy (đôi khi đi ngoài ra máu), tiết nhiều nước bọt và chuột rút. Nó cũng có khiến tim đập nhanh bất thường, run rẩy, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.
2. Cây táo Manchineel
Manchineel được coi là một trong những loài cây độc nhất trên thế giới nên được mệnh danh là loài cây chết chóc. Tên tiếng Tây Ban Nha của cây là "Manzanilla de la muerte" - "cây táo nhỏ tử thần".
Trong thực tế, không chỉ có quả (trông giống hệt quả táo ta với màu xanh và vàng ánh lục khi chín) gây độc mà toàn bộ cây đều chứa chất độc nguy hiểm với con người và động vật. Cây tiết ra nhựa màu trắng sữa chứa các chất gây kích ứng da. Do đó, khi trời mưa, dù chỉ đứng dưới tán cây cũng sẽ bị phồng rộp da toàn thân (dù chỉ là một giọt mưa nhỏ có dính nhựa cây).
Cây táo Manchineel độc tới mức chỉ cần hít phải khói đốt từ thân, lá loài cây này là có thể chết người, hoặc nhẹ thì mù mắt nếu khói tiếp xúc mắt. Nếu chất độc từ nhựa loài cây này ngấm vào cơ thể, dù qua da thì cái chết đến với nạn nhân đó là khó tránh khỏi. Theo tài liệu ghi lại, khi người Tây Ban Nha sang xâm lược châu Mỹ vào năm 1521, người dân bản địa đã chống trả bằng cách bắn tên tẩm nhựa cây Manchineel và không có một ai sống sót khi trúng phải loại độc tố này.
Chính vì độc tính cáo của mình, mọi người phải đặt biển báo khắp nơi để yêu cầu người dân tránh xa ít nhất 6m, không ăn quả và tránh để nhựa của loài cây này dính lên da. Người dân địa phương đánh dấu một chữ X đỏ lớn lên cây và gắn biển: "Cảnh báo lá, vỏ cây, và hoa trái của những cây này có chứa một chất nhựa ăn mòn da mà có thể gây tổn hại nếu chạm vào. Đây được gọi là cây táo tử thần. Hãy tránh tiếp xúc với bất kỳ phần nào của cây này!"
3. Cây ngò tây
Rất hiếm có ngày nào trôi qua ở Anh mà không có những trường hợp kinh dị bị bỏng nặng bởi cây ngò tây khổng lồ. Cây ngò tây khổng lồ là một loài cây dại có thể cao đến gần 5 mét. Nó cùng họ với cà rốt, củ cải vàng và cần tây. Nhưng không giống với những người anh em khác của mình, nó chứa chất độc rất mạnh.
Gốc của ngò tây khổng lồ chứa một chất sáp khiến da trở nên cực kì nhạy cảm dưới bức xạ tia cực tím. Vì vậy, nếu chỉ tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời, da cũng trở nên phồng rộp. Hậu quả do nhựa ngò tây để lại có thể kéo dài trong suốt nhiều năm sau. Tiến sĩ sinh vật học Graham Rowe cho biết: "Việc loại bỏ cây ngò tây khổng lồ cũng không hề dễ dàng. Nếu chặt cây hay lá không cẩn thận sẽ khiến chất nhựa rỉ ra. Trong chất nhựa này là photoxic, sẽ khiến làn da của bạn tự động dừng lại cơ chế tự bảo vệ trước ánh sáng Mặt Trời. Hóa chất furocoumarin có trong nhựa cây sẽ khiến bạn bị đau đớn, bỏng rộp. Hậu quả có thể kéo dài vì vậy nạn nhân phải giữ cho khu vực bị thương không lộ ra dưới ánh nắng Mặt Trời trong suốt nhiều năm sau đó. Nếu dính phải một lượng nhỏ nhựa cây trong mắt có thể gây mù tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn."
4. Cây Hog-weed
Vì da dính nhựa bị phồng rộp dưới ánh Mặt Trời nên nếu muốn nhổ bỏ Hog-weed thì cần phải làm vào hôm trời râm. Những người làm vườn đã được cảnh báo phải mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay và mặt nạ để giữ cho cánh tay và chân được bảo hiểm. Sau khi nhổ bỏ, phải tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng và nước, sau đó mặc quần áo và bôi kem chống nắng. Tuy nhiên, thậm chí đã nhổ bỏ nhưng các hạt Hog-weed có thể ẩn trong đất sẽ có thể mọc lại lần nữa trong vòng 15 năm.