Kền kền khoang cổ, hay còn gọi là Thần ưng Andes, thuộc họ kền kền Tân thế giới, sinh sống nhiều ở Nam Mỹ trong dãy Andes. Loài vật này có thân hình đồ sộ với cân nặng có thể lên tới 15kg, sải cánh dài "khủng" 3,3m.
Thần ưng Andes gây ấn tượng mạnh khi có khả năng bay đến độ cao không tưởng. Làm tổ ở những mỏm đá cao trên 5.000 mét so với mực nước biển, nên nó có thể bay đạt đến độ cao này.
Là loài chim thích ăn xác động vật, thần ưng Andes có khứu giác rất tốt để nhận biết mùi thịt thối trong không khí loãng. Chúng có cái mỏ cứng và móng vuốt sắc nhọn để dễ dàng dùng bữa ăn. Loài kền kền này được xem như biểu tượng của quyền lực, tự do và sức khỏe
Quạ núi mỏ vàng là một loài chim thuộc họ Corvidae. Chúng phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á
Được xem là loài chim làm tổ cao nhất thế giới, quạ mỏ vàng có thể làm sống ở độ cao 6.492m
Quạ mỏ vàng là loài chim định cư ổn định, tuy vậy trong những thời kỳ khan hiếm thức ăn, việc di cư có thể diễn ra. Với cơ thể cường tráng, cộng với kĩ năng bay "siêu đỉnh", quạ mỏ vàng có thể bay tới độ cao 8.077m kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Với khả năng bay đến độ cao 11.277m, ngang bằng với máy bay dân dụng, kền kền Ruppell là loài chim bay cao nhất thế giới được ghi nhận đến thời điểm hiện tại. Sở hữu sải cánh lên tới 2,5m cộng thêm thêm hình dài khoảng 1m, cân nặng đạt từ 7-9kg, loài chim này có thể chao lượn hàng giờ trên bầu trời để tìm kiếm thức ăn
Kền kền Ruppell phân bố chủ yếu ở miền Trung châu Phi. Thức ăn chủ yếu của chúng là xác thối
Hiện tại, loài này chỉ còn khoảng 30.000 cá thể sinh sống chủ yếu tại khu vực Sahel của Trung Phi. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm số lượng của kền kền Ruppell là do mất môi trường sống, ngộ độc ngẫu nhiên và các yếu tố khác
Ngỗng đầu sọc, hay còn gọi là ngỗng Ấn Độ, cũng được biết tới là một trong những loài thủy cầm sở hữu khả năng bay cao đáng nể
Loài ngỗng này có thể bay cao tối đa 8.839m, cao hơn đỉnh núi Everest và chúng có thể vượt qua rặng Himalaya chỉ trong vòng 8 tiếng
Cấu tạo cơ thể đặc biệt giúp ngỗng đầu sọc có thể bay tới một độ cao ấn tượng. Theo đó, loài ngỗng này có dung tích phổi lớn hơn loài ngỗng thông thường, giúp chúng thích nghi với những nơi có áp suất không khí thấp. Bên cạnh đó, cơ thể của ngỗng đầu sọc chứa nhiều mao mạch và các tế bào hồng cầu. Điều này đồng nghĩa với việc oxy sẽ được cung cấp tới các tế bào nhanh hơn
Vịt cổ xanh hay le le có lẽ là loài vịt được biết đến nhiều nhất. Chúng sinh sống trên khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand và Australia
Đúng như tên gọi, vịt cổ xanh gây ấn tượng khi có cổ màu xanh ánh rất đẹp. Bộ lông của chúng có màu trắng và màu xám
Loài vịt này có thể bay đến độ cao 6.400m
Limosa lapponica (choắt mỏ thẳng đuôi vằn) là một loài chim trong họ Scolopacidae. Chúng sinh sản ở Alaska và Siberia. Chiều dài của một con trưởng thành đạt từ 35-40cm, sải cánh tối đa lên đến 78cm
Choắt mỏ thẳng đuôi vằn là một trong những loài chim di trú đáng kinh ngạc nhất mà con người từng biết đến. Chúng có thể mất hơn 8 ngày để thực hiện chuyến hành trình dài 11.000km mà không hề nghỉ ngơi. Loài chim này cũng có thể bay với độ cao hết mức là 6.096m
So với những loài chim khác, choắt mỏ thẳng đuôi vằn tiêu hao năng lượng rất ít trong quá trình bay khi di trú
Sếu gáy trắng hay sếu thông thường, sếu Á-Âu là loài chim có số lượng đông nhất trong họ nhà Sếu. Chúng sinh sống tại hầu hết các khu vực thuộc lục địa Á - Âu và cả khu vực Bắc Mỹ
Với sải cánh lên tới 1,8-2,4m, sếu gáy trắng được xem là loài chim bay cao thứ hai trong thế giới loài chim (sau kền kền Ruppell) khi chúng có thể bay ở độ cao hơn 10.000m
Phần lớn cơ thể của sếu gáy trắng có màu xám với một vệt trắng ở trên đầu và lớp lông viền cánh màu đen. Loài chim này có một điệu múa khá ấn tượng với những động tác nhảy và vỗ cánh thường được thực hiện trong mùa giao phối để thu hút bạn tình
Kiều Phương (Tổng hợp)