Nhện cát 6 mắt cũng là một loài sống ẩn cư, ít có tiếp xúc với con người và nó cũng là một loài khá "thuần". Nọc độc của loài này gây ra hiện tượng hoại tử và hiện tượng đông máu cục bộ dẫn tới cái chết.
Nhện chim Trung Quốc là một loại nhện đen lớn, với sải chân có thể dài tới 20cm. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu khá nhiều về loại nhện độc này bởi chúng khá hiếu chiến và có thể hạ gục một con động vật có vú với chỉ 1 chút ít chất độc.
Nhện chuột sống chủ yếu ở Australia. Loài nhện này thường cắn người nhưng không phóng kèm nọc độc. Nó có thể giết chết người nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời.
Nhện lưới phễu Sydney là một trong những loài nhện độc nhất trên thế giới, có tên khoa học là Atrax Robustus. Chúng có những chiếc răng nanh rất lớn và khi cắn phóng kèm nọc độc. Nọc độc của nó có thể giết chết hầu hết tất cả các loài động vật linh trưởng, trong đó có cả con người.
Nhện túi vàng khi cắn có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu và có thể kháng được hầu hết các loại kháng sinh. Một vết cắn của loài này có thể khiến vết thương bị hoại tử. Loài nhện này có thể được tìm thấy trên khắp nước Mỹ. Địa điểm ưa thích của loài nhện này là nấp trong lá hoặc trong cỏ.
Nhện đen lớn Tarantula đính tua sống ở Nam Âu và vùng rừng nhiệt đới, tên khoa học là Lycosa tarantula. Nạn nhân của loài nhện này sẽ rơi vào hôn mê sau khi bị cắn. Chúng ta biết khá ít về loại độc mà nhện Tarantula mang.
Nhện "Góa phụ đen" không chỉ độc mà còn có tập tính ăn thịt cùng loài. Nọc độc của nhện góa phụ áo đen mạnh gấp 15 lần nọc của rắn đuôi chuông. Vết cắn của nó gây ra hiện tượng co thắt cơ, thậm chí là liệt. Tuy nhiên, trước khi thuốc giải độc được tìm thấy, 5% số nạn nhân của nó đã tử vong.
Nhện lang thang Brazil được vinh danh trong Kỷ lục Guinness là loài nhện độc nhất thế giới. Loài nhện này rất hiếu chiến, sẽ cắn bất cứ khi nào có thể. Nọc độc của nó có chứa chất độc, tác động lên thần kinh, khiến cơ quan hô hấp gặp vấn đề, bị ngạt thở và cuối cùng là chết.
Nhện lưng đỏ, loài nhện độc này sống chủ yếu ở Australia. Trước khi thuốc giải độc được tìm ra, loài nhện này đã giết chết 14 người.
Nhện nâu là những loài rất độc. Chúng thường hay ẩn mình nên số lượng nạn nhân của nó cũng không phải nhiều. Loài nhện này khi cắn gây ra hiện tượng hoại tử và đường kính chỗ hoại tử có thể lên tới 25cm. Nọc độc của loài này có thể khiến thận ngừng hoạt động, dẫn tới tử vong.
Nhện sói: Loài nhện sói sống chủ yếu trong môi trường trên cạn như vùng đồng bằng, rừng núi, sa mạc, cao nguyên... Mặc dù là nhện độc nhưng nó chỉ tấn công con người khi nhận thấy có dấu hiệu nguy hiểm và cần phải phòng thủ.