Rắn bùn Dak Krong (Myrrophis dakkrongensis) có vảy từ màu nâu sẫm đến đen ở lưng và hai bên nhưng mặt trước có “màu kem đến hơi vàng” với 3 sọc màu nâu sẫm được các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế phát hiện ở Đắk Nông vào tháng 3/2024
Rắn ráo xanh Bạch Mã được công nhận là loài rắn đặc hữu, chỉ mới được phát hiện tại đỉnh núi Bạch Mã, vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vào tháng 8/2024
Rắn nổi bật với cơ thể màu xanh lục đậm, các vảy dọc sống lưng có đường gờ nổi, đuôi màu đen, thuôn dài và nhọn. Bụng rắn có màu vàng nhạt hoặc trắng, với một số vảy vùng hông có viền đen, không có nọc độc
Các nhà khoa học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và cộng sự tìm thấy loài rắn độc mới có mắt vàng, thân màu xanh lá cây sáng
Loài rắn lục mép xanh dương mới chỉ ghi nhận ở các khu vực thuộc Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận)
Ngày 5/12, các nhà khoa học Việt Nam và Nga cho biết, đã phát hiện và mô tả về một loài rắn mới, được tìm thấy trên Hòn Tre, Khánh Hòa và đặt tên "rắn hổ nước Adler"
Rắn hổ nước Adler có mặt lưng màu nâu nhạt, với sọc đen hẹp và đứt đoạn dọc theo sống lưng, hai bên sườn màu xám đậm, mặt bụng màu trắng đục đồng nhất, đầu màu đen với vảy mõm, vảy mũi, vảy trước trán, vảy trước mắt, vảy má có màu nâu nhạt và các đốm nâu đậm, không có nọc độc, rắn bùn Dak Krong (Myrrophis dakkrongensis) có vảy từ màu nâu sẫm đến đen ở lưng và hai bên nhưng mặt trước có “màu kem đến hơi vàng” với 3 sọc màu nâu sẫm được các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế phát hiện ở Đắk Nông vào tháng 3/2024
P.V
Theo Vnherps