Những mầm xanh can trường trong gió cát Len Đao - Trường Sa
Qua bao thăng trầm của thời gian, cát Trường Sa, thứ cát thô, là sản phẩm của sự tương tác, bào mòn của sóng biển và san hô, đá ngầm đã vun vén nên hình hài Tổ quốc nơi cực đông này. Tưởng chừng, thứ cát kia sẽ khiến cho nhiều giống loài khó có thể sinh trưởng được, nhưng không, trên thứ cát ấy, bàn tay con người vẫn ôm ấp, dung dưỡng cho sự sống nảy mầm xanh. Nói như những người lính trên đảo Len Đao, ở đâu có con người ở đó có sự sống, dù cho ở đó có khắc nghiệt đến đâu đi chăng nữa.
Không có màu xanh như Sinh Tồn, Song tử. Không đẹp dịu dàng như tiên nữ An Bang…Đảo Len Đao hiện lên như một dấu chấm nhỏ giữa biển cả mênh mông, không cây xanh bao phủ nhưng lại sừng sững, kiên trung giữa sóng gió Trường Sa. Sự kiên trung ấy hiện lên trong cả cuộc sống đời thường. Sau những giờ phút canh gác, tập luyện thì niềm vui, niềm tự hào của người lính trẻ này chính là khu tăng gia sản xuất được ví như “gia tài” của Đảo.
Nhìn những vạt rau xanh tốt này chẳng ai nghĩ rằng đây là rau được trồng trên Len Đao, hòn đảo chỉ toàn cát thô, cát san hô bao bọc. Để có được vườn rau 30m2 là bao công sức, kinh nghiệm trong việc cải tạo đất và cả sự tận tụy đêm ngày “che nắng, che sóng và canh mưa” của các chiến sỹ Len
Ẩn sau mỗi loài rau ở đảo Len Đao này là một câu chuyện kể về sự thích nghi với khí hậu, sự dung dưỡng của bàn tay người lính đảo. Những thứ “đặc sản” riêng có ở xứ mặn mòi biển cả Trường Sa giúp cho thành viên đoàn công tác hiểu thêm rất nhiều về cung cách sống, cung cách ứng xử của con người với tự nhiên giữa trùng dương sóng gió từ đó có thêm trách nhiệm hơn với quên hương, biển đảo, đất nước.
Vượt lên trên tất cả, đó là sự đoàn kết một lòng, vững vàng bám trụ và quyết tâm giữ đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống của cán bộ, chiến sĩ hải quân trên quần đảo Trường sa nói chung và trên đảo Len Đao nói riêng.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!