Xe tăng chiến đấu được phân loại thành bốn thế hệ riêng biệt. Thế hệ đầu tiên bao gồm các nền tảng như T-55 của Liên Xô và M48 Patton của Mỹ. Thế hệ thứ hai, bắt đầu được đưa vào trang bị từ đầu những năm 1960, chủ yếu là T-62 của Liên Xô và M-60 của Mỹ.
Xe tăng thế hệ thứ ba ra đời từ giữa những năm 1970, mẫu xe tăng này đại diện cho phần lớn xe tăng được sản xuất ngày nay. Những chiếc xe tăng nhiều nhất trong số này là T-64, T-72B3, T-80 và T-90 của Liên Xô; M1 Abrams của Mỹ và Type 99 của Trung Quốc.
Để thay thế cho những thế hệ trên, những mẫu xe tăng thế hệ thứ tư đang được đưa vào sử dụng hiện nay. Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về công nghệ chiến tranh bọc thép và là những quốc gia đang có các chương trình xe tăng thế hệ thứ tư của riêng mình.
Đầu tiên là mẫu xe tăng Type 10 của Nhật Bản, là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới, Type 10 của Nhật Bản được đưa vào trang bị vào năm 2012 và được phát triển như một nền tảng hạng nhẹ, để bổ sung cho các xe tăng Type 90 thế hệ thứ ba nặng hơn nhiều, hiện có trong biên chế.
Type 10 sử dụng một loại pháo hoàn toàn mới do Japan Steel Works phát triển, có các tùy chọn cho các loại đạn cỡ nòng dài hơn L50 và L55 và sản xuất nhiều loại đạn bản địa lẫn tiêu chuẩn NATO. Đồng thời có thể bắn đạn xuyên giáp ổn định, hệ thống treo độc nhất vô nhị, cho phép xe nâng - hạ khung gầm, qua đó thay đổi độ nghiêng của giáp mặt.
Trọng lượng nhẹ của Type 10 đáng chú ý cho phép nó có thể triển khai ở bất kỳ đâu trên đất nước Nhật Bản bằng cách sử dụng cầu và đường thông thường. Xét về độ tinh vi và tính linh hoạt thì Type 10 có rất ít đối thủ trên thế giới.
Thứ hai là mẫu xe tăng chiến đấu K2 Black Panther của Hàn Quốc, xe tăng K2 Black Panther được đưa vào trang bị trong Quân đội Hàn Quốc vào năm 2014 và được phát triển bởi Hyundai Rotem.
K2 Black Panther là một thiết kế hoàn toàn mới, mẫu xe tăng Hàn Quốc dẫn đầu về chất lượng của giáp phía trước xe. Xe tăng được hưởng lợi từ một số loại giáp composite tiên tiến nhất và cả giáp phản ứng nổ và không nổ trên thế giới, việc kết hợp các loại giáp này giúp xe có khả năng sống sót rất cao.
K2 Black Panther sử dụng hỏa lực chính là một khẩu pháo 120mm và hai súng máy hạng nặng và khẩu pháo của K2 có khả năng bắn ở các góc cực hạn, cho phép xe tăng hoạt động linh hoạt và hiệu quả như một khẩu pháo di động.
Tiếp theo là mẫu xe tăng chiến đấu T-14 Armata của Nga, được đưa vào trang bị với số lượng nhỏ vào năm 2015. Xe tăng chiến đấu T-14 Armata là một mẫu thiết kế mang tính nhảy vọt, có ưu thế lớn so với các loại giáp hiện có của Nga và các mẫu giáp xe tăng của phương Tây.
Xe tăng sử dụng cách bố trí sáng tạo với khoang bọc thép cho kíp lái, đạn dược và nhiên liệu, cùng hệ thống điều khiển hỏa lực điều khiển từ xa, giúp cải thiện khả năng sống sót trên chiến trường so với các thiết kế cũ của Nga.
Điều đặc biệt đáng chú ý ở T-14 là một số công nghệ mới hiện đang được phát triển, từ giáp composite mới đến các loại đạn xuyên giáp. Pháo chính 2A82-1M của xe tăng và hệ thống điều khiển hỏa lực Kalina cho phép tấn công nhiều mục tiêu. T-14 cũng có khả năng phòng không tiên tiến, để chống lại trực thăng và máy bay phản lực tấn công tầm thấp.
Thứ tư là mẫu xe tăng chiến đấu Atlay của Thổ Nhĩ Kỳ, xe tăng Atlay là một phiên bản gần giống với K2 Black Panther của Hàn Quốc được sản xuất theo giấy phép của Hàn Quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Những điểm khác biệt cơ bản so với K2 Black Panther, là gồm việc tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực mô-đun Volkan-III có xuất xứ bản địa. Khả năng của xe tăng này vượt xa xe tăng M60 và Leopard II, hiện đang được trang bị chính trong các đơn vị thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ.
Xe tăng chủ lực Atlay đã giành được hợp đồng ước tính từ 3,5 đến 4 tỷ đô la vào năm 2018. Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua lại các công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc cho các đơn vị thiết giáp của mình, sẽ cung cấp cho nước này những xe tăng tiên tiến nhất trong khối NATO trong nhiều năm tới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng Armata của Nga có xứng đáng là "kẻ đi đầu" của thế hệ xe tăng tiếp theo?
Quang Hưng