Những máy bay 'quỷ khóc thần sầu' Mỹ phải cắn răng cho về hưu
Không phải F-35, đây mới là những loại máy bay reo rắc nỗi sợ hãi cho mọi lực lượng dám 'cả gan' đối đầu với Không quân Mỹ.
Đầu tiên là máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer. Ở tuổi 32, đây là loại máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm bậc nhất của Không quân Mỹ hiện tại bên cạnh máy bay ném bom B-52H - vốn quá cũ và máy bay ném bom B-2 Spirit - quá hiện đại nhưng số lượng ít. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí quốc phòng, các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancder của Không quân Mỹ đã được đặt lịch về hưu vào năm 2030 tới đây. Việc về hưu sớm vào năm 2030 dự kiến sẽ tiết kiệm được 4,8 tỷ USD cho Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Cũng được "đặt lịch" về hưu vào năm 2030, các máy bay ném bom B-2 Spirit dự kiến sẽ trở thành loại máy bay ném bom chiến lược có vòng đời ngắn bậc nhất thế kỷ 21 của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, Không quân Mỹ đang dự kiến sẽ nghiên cứu và cho ra đời máy bay ném bom B-21 nhằm thay thế cho loại máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer và B-2 Spirit trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Trong số 281 máy bay cường kích A-10 của Quân đội Mỹ, có tới 73% hiện đang nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Với việc chiếm hoàn toàn ưu thế trên không trong mọi cuộc xung đột ở thế kỷ 21, cường kích cơ A-10 của Không quân Mỹ luôn tỏ ra cực kỳ bận rộn. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù đã phục vụ được 38 năm, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất cứ kế hoạch thay thế hoặc cho về hưu nào đối với A-10. Loại cường kích cơ trông có vẻ cũ này của quân đội Mỹ tới nay vẫn reo rắc nỗi sợ hãi cho rất nhiều nhóm phiến quân trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Tới năm 2024, các máy bay tiếp liệu trên không KC-10 sẽ được Không quân Mỹ cho về hưu để thay thế bằng các loại máy bay tiếp liệu đời mới hơn đó là KC-46 Pegasus. Nguồn ảnh: BI.
Trong suốt thời gian phục vụ của mình, các máy bay tiếp liệu KC-10 đã chứng tỏ khả năng thực hiện nhiệm vụ cực kỳ hoàn hảo của mình, tăng tầm bay, tầm chiến đấu của nhiều loại máy bay và là một "địa chỉ di động đáng tin cậy" cho mọi phi công Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Một loại máy bay "cổ lỗ" khác tới nay vẫn cần mẫn phục Không quân Mỹ đó là máy bay do thám/trính sát điện tử RC-135. Loại máy bay này đã ra đời được 56 năm và tới nay đã được lên lịch để về hưu. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù đã được đặt lịch để về hưu vào năm 2023 tới đây, tuy nhiên Không quân Mỹ lại không có kế hoạch thay thế cho RC-135. Nhiều khả năng, RC-135 sẽ được tiếp tục giữ lại phục vụ cho tới năm 2030 để bù lấp khoảng trống trong tác chiến điện tử của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry của Quân đội Mỹ tới nay đã 39 năm tuổi và hiện tại đang có 66% số lượng máy bay loại này ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, số còn lại phải nằm đất để bảo dưỡng, đại tu. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, Quân đội Mỹ vẫn đang phân vân không biết nên cho E-3 Sentry về hưu sớm vào năm 2023 tới đây để tiết kiệm khoảng 5 tỷ USD hay tiếp tục sử dụng loại máy bay này trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
U-2 Dragon Lady tới nay đã 64 năm tuổi nhưng vẫn được Không quân Mỹ sử dụng làm loại máy bay thí nghiệm ở độ cao lớn của lực lượng này. Nguồn ảnh: BI.
Việc cho U-2 về hưu ngay lập tức sẽ tiết kiệm được cho Không quân Mỹ 2 tỷ USD. Loại máy bay được lựa chọn để thay thế cho U-2 là RQ-4 Global Hawk, tuy nhiên máy bay không người lái RQ-4 không đủ khả năng thay thế hoàn toàn đáp ứng được các nhiệm vụ của U-2 Dragon Lady. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng là loại máy bay giám sát mục tiêu/chỉ điểm E-8C JSTARS. Loại máy bay này có nhiệm vụ điều khiển chiến trường từ trên cao, phân bổ hỏa lực vào từng mục tiêu để đạt hiệu quả tác chiến cao nhất. Nguồn ảnh: BI.
Việc cho E-8C về hưu sẽ tiết kiệm cho Không quân Mỹ khoảng 3 tỷ USD nhưng với trọng trách có phần khá nặng nề của mình, hiện tại Mỹ vẫn chưa tìm ra giải pháp nào thay thế cho E-8C. Nguồn ảnh: BI.