Những người có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ nặng
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: ShutterstockBệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người bệnh sang người lành chủ yếu qua các giọt bắn lớn của đường hô hấp khi tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài. Ở những người sống chung với người mắc bệnh đậu mùa khỉ thì tỷ lệ lây bệnh khoảng 50%. Cần xác định được người dễ chuyển nặng khi mắc bệnh này để có biện pháp điều trị kịp thời.
Những người mắc bệnh xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm não hoặc các bệnh lý khác cần nhập viện rất dễ có biến chứng nặng khi mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Những người bị suy giảm miễn dịch như người nhiễm HIV, mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh ác tính tổng quát, cấy ghép cơ quan, điều trị hóa trị, chất chống chuyển hóa, bức xạ, chất ức chế yếu tố hoại tử khối u… có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng khi nhiễm virus đậu mùa khỉ.
Ngoài ra, người sử dụng corticosteroid liều cao, là người nhận ghép tế bào gốc tạo máu dưới 24 tháng sau ghép hoặc từ 24 tháng trở lên nhưng bị bệnh ghép với vật chủ hoặc bệnh tái phát, hoặc mắc bệnh tự miễn với suy giảm miễn dịch như một thành phần lâm sàng… cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nặng cần được xem xét điều trị.
Tương tự, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nặng là trẻ em, đặc biệt là bệnh nhân dưới 8 tuổi; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Những người có một hoặc nhiều biến chứng (ví dụ: nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn; viêm dạ dày ruột với buồn nôn hoặc nôn dữ dội, tiêu chảy hoặc mất nước; viêm phế quản phổi; bệnh đồng nhiễm hoặc các bệnh đi kèm khác).
Những người bị nhiễm virus đậu mùa khỉ bao gồm việc vô tình "cấy" virus vào niêm mạc mắt, miệng hoặc các khu vực giải phẫu khác, nơi nhiễm virus đậu mùa khỉ có thể tạo thành một mối nguy hiểm đặc biệt (ví dụ: bộ phận sinh dục hoặc hậu môn)…, có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng khi nhiễm virus đậu mùa khỉ cần được xem xét điều trị.
WHO và các nước đang làm việc để hiểu rõ hơn về mức độ và nguyên nhân bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Loại virus này là đặc hữu trong một số quần thể động vật ở một số quốc gia, dẫn đến việc bùng phát dịch bệnh không thường xuyên giữa người dân địa phương và khách du lịch.
Bệnh đậu mùa trên khỉ lây lan nên WHO khuyến khích mọi người cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như cơ quan y tế quốc gia (Bộ Y tế), nguồn thông tin chính thống... về mức độ bùng phát trong cộng đồng (nếu có), các triệu chứng và cách phòng ngừa.
Theo Sức khỏe và Đời sống