Những người không nên ăn lạc
Lạc là thực phẩm quen thuộc của người Việt, lạc tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Lạc (đậu phộng) là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày tốt cho sức khỏe mà lại rẻ tiền, dễ kiếm.
Lạc chứa một lượng lớn steroid thực vật, một chất rất có lợi cho sức khỏe con người. Lạc tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Thành phần dinh dưỡng của lạc
Lạc rất giàu chất đạm, chất béo và chất xơ. Trong khi lạc có thể có một lượng lớn chất béo, hầu hết chất béo trong chúng được gọi là "chất béo tốt". Những loại chất béo này thực sự giúp giảm mức cholesterol của cơ thể. Lạc cũng là một nguồn tuyệt vời của magie, fomat.
Một khẩu phần lạc tương đương với 28g hoặc khoảng 28 hạt lạc. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong một khẩu phần lạc sống, không ướp muối bao gồm:
Lượng calo: 161
Chất béo: 14g
Natri: 5,1mg
Carbohydrate: 4,6g
Chất xơ: 2,4g
Đường: 1,3g
Chất đạm: 7,3g
Những người không nên ăn lạc
Lạc tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn lạc:
Bệnh nhân tiểu đường
Báo Lao động dẫn nguồn trang Baidu cho biết, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, do đó, lượng dầu ăn mỗi ngày không được vượt quá ba muỗng canh (30g). Nhưng 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g), có thể tạo ra 90 kcal nhiệt.
Bệnh nhân gút
Bệnh gút là nhóm bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, người bệnh bị tăng acid uric máu. Vì chế độ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm đào thải axit uric và làm bệnh nặng thêm, nên kiêng ăn đậu phộng trong thời gian cơn gút cấp, chỉ nên ăn vừa phải trong thời gian bệnh gút thuyên giảm.
Người đang giảm cân
Lạc rẻ và tốt cho sức khỏe, nhưng nó cũng chứa nhiều calo. Ăn quá nhiều lạc khi ăn kiêng có thể phá hỏng kế hoạch giảm cân của bạn và dẫn đến tăng cân.
Nếu bạn đang ăn kiêng thì một nắm lạc trong một ngày là quá đủ. Nó sẽ cung cấp cho bạn 170 calo và giúp bạn no lâu hơn.
Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và viêm ruột mãn tính
Những bệnh nhân như vậy thường có các triệu chứng như đau bụng mãn tính, tiêu chảy hoặc khó tiêu, và nên ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên, nhạt và ít dầu.
Lạc là loại hạt, hàm lượng đạm và chất béo quá cao, khó tiêu hóa và hấp thu, những bệnh nhân như vậy nên tránh ăn.
Nên ăn bao nhiêu lạc một ngày thì đủ?
Báo Thanh niên dẫn nguồn trang Times of India cho biết, lạc rất giàu protein, chất béo, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Nó là một nguồn chất béo lành mạnh có thể giúp bạn giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể.
Lạc chứa các khoáng chất vi lượng như magiê, folate, đồng và arginine.
Do sự hiện diện của lượng chất dinh dưỡng dồi dào, nên ăn lạc thường xuyên trong chế độ ăn uống sẽ rất có lợi.
Lạc có thể được thêm vào chế độ ăn uống dưới nhiều hình thức như chikki (một món ngọt truyền thống của Ấn Độ thường được làm từ các loại hạt và đường), bơ đậu phộng hoặc bạn chỉ ăn riêng đậu phộng.
Bạn chỉ nên ăn một nắm lạc trong một ngày là đủ.
Nếu bạn đang phết bơ đậu phộng lên lát bánh mì, thì 2 muỗng canh mỗi ngày là giới hạn được khuyến nghị tốt cho sức khỏe. Thời gian tốt nhất để ăn đậu phộng là vào buổi tối như một món ăn nhẹ. Đây là lý do tại sao bạn nên cẩn thận trong khi ăn lạc.
Trên đây là những người được khuyến cáo không nên ăn lạc. Nếu bạn thuộc nhóm người trên hãy tránh xa lạc nhé.
Nguồn VTC: https://vtc.vn/nhung-nguoi-khong-nen-an-lac-ar833040.html